'cookieChoices = {};'

Thursday, July 31, 2014

Lê Văn Duyệt

                                              
Quí Mùi 1763 – Nhâm Thìn 1832
Danh tướng công thần bậc nhất /của triều Nguyễn, quê gốc Bồ Đề ( Mộ Đức, Quảng Ngãi). Từ đời ông nội di cư vào Nam, ngụ ở làng Hoà Khánh (gần Vàm Trà Lọt), tỉnh Định Tường. Sang đời thân phụ ông là Lê Văn Hiếu dời đến sinh sống ở Rạch Gầm thuộc tổng Long Hưng, Mỹ Tho, cũng trong tỉnh Định Tường (nay là Tiền Giang).

Từ 1780, đi theo Nguyễn Ánh, hết lòng phò tá cho việc khôi phục cơ đồ chúa Nguyễn, lập nhiều chiến công, đặc biệt là các trận thắng Tây Sơn ở Thị Nại (1800), rồi ở Phú Xuân (1801). Năm 1802, cùng Lê Chất ra thu phục Bắc Hà, sau về làm kinh lược vùng Thanh - Nghệ. Từ 1813, vào Nam làm tổng trấn Gia Định thành; đến năm 1816 được triệu về Huế; năm 1820, lại trở vào Nam làm tổng trấn Gia Định thành lần thứ hai cho đến khi mất (1832)


Lê Văn Duyệt còn là một nhà chính trị xuất sắc. Ông giữ vững bờ cõi Miền Nam, phát huy ảnh hưởng và uy thế của nước nhà ra các nước láng giềng như Xiêm La (Thái Lan), nhất là Chân Lạp (Cămpuchia). Ông cũng ứng xử khéo léo với những người ngoại quốc phương Tây đến buôn bán ở Gia Định. Về đối nội, ông mở mang đồn điền, đắp đường xây luỹ, tổ chức đào kênh, khai hoang lập ấp, thực hiện tốt chính sách trị an. Được triều đình phong là khâm sai chưởng tả quân dinh, tổng trấn, nhưng nhân dân gọi ông một cách kính trọng là Thượng Công.





Lê Văn Duyệt là người cương trực, ghét xu nịnh. Ông kết án tử hình một viên quan tham nhũng, hống hách tàn bạo với nhân dân là Huỳnh Công Lý, mặc dù người này có con gái là vợ vua Minh Mạng. Bị Minh Mạng ghét vì chống việc lên ngôi và một số chính sách của Minh Mạng.
Khi ông mất, Minh Mạng đã viện nhiều cớ để lập bản án nghiệt ngã đối với ông. Cùng với việc trừng trị nặng nề Lê Văn Khôi (con nuôi của ông và là thủ lĩnh khởi nghĩa đánh thành Gia Định), nhà vua đã bắt tội nhiều người thân của Lê Văn Duyệt, cho san phẳng mộ ông.
Dưới triều Tự Đức, ông được minh oan, mộ và đền thờ được xây lại. Mộ và nơi thờ hiện nay được nhân dân tôn xưng là Lăng Ông hoặc Lăng Ông Bà Chiểu




No comments:

Post a Comment