'cookieChoices = {};'

Sunday, July 27, 2014

Tiếng lóng



Người ta không biết đích xác từ slang (tiếng lóng) có từ bao giờ, nhưng năm 1736 ở Anh đã xuất hiện Từ điển tiếng lóng của bọn trộm cắp – Canting Dictionary (thieving slang) của Nathan Bailey. Trong từ điển này, tác giả sưu tầm từ ngữ của bọn trộm cắp, bọn lường gạt, bọn đào ngạch, khoét vách, bẻ khóa, cướp đường…
Ở Việt Nam, không rõ “tiếng lóng”, “nói lóng” xuất hiện từ bao giờ, nhưng trong Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của in năm 1895, đã có từ “nghe lóng” (nghe qua vậy, nghe lóm, nghe không chắc), “lóng tai” (lắng tai, nghe cho tỏ rõ)  và “hỏi lóng” (hỏi lén). Âm của hai từ lóng và slang rất giống nhau nên có người cho rằng từ lóng là mượn từ slang của tiếng Anh. Nhưng chưa có chứng cứ nào chỉ rõ điều này. Từ thời xa xưa đã có ngôn ngữ của dân lái trâu, còn Trạng Lợn lại biết tiếng của cánh lái lợn. 
Một thực tế, những tầng lớp xã hội hạ lưu dùng nhiều tiếng lóng. Trong các tác phẩm văn học, tiếng lóng được dùng làm một phương tiện tu từ khắc họa tính cách và miêu tả hoàn cảnh sống của nhân vật ở tầng lớp xã hội thấp. Đại văn hào Pháp Victor Hugo (1802 -1885), trong tác phẩm Ngày cuối cùng của một tử tù (1828) đã từng chú ý sử dụng tiếng lóng. Thậm chí trong bộ tiểu thuyết đồ sộ Những người khốn khổ (1861), ông để cả chương VII phần thứ tư bàn về tiếng lóng.
Trong Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, ở Tôi kéo xe của Tam Lang, nhiều tiếng lóng đã được sử dụng. Những thiên phóng sự đặc sắc Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Số đỏ (1936), Làm đĩ (1936), Lục xì (1937)… của Vũ Trọng Phụng cũng chứa biết bao nhiêu tiếng lóng thời ấy.
Ở Sài Gòn, một số tiểu thuyết hình sự, truyện, kí báo chí, nhất là những phóng sự trên các Báo Công an TPHCM, Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ cười, Pháp Luật… cũng dùng không ít tiếng lóng.

Thế nên, đầu tiên người châu Âu cho rằng tiếng lóng là tiếng của những phần tử hạ lưu làm vẩn đục ngôn ngữ. Họ đã viết điều này trong nhiều từ điển của Anh và Pháp. Quan điểm này cũng ảnh hưởng tới giới nghiên cứu ở nước ta. Quyển Việt Nam Tự điển (1931) của Hội Khai trí Tiến Đức đã cắt nghĩa lóng là “thứ tiếng của một bọn dùng riêng với nhau để cho người ngoài không hiểu: tiếng lóng của cô đào, tiếng lóng của lái lợn”. Một cuốn sách giáo khoa đại học xuất bản năm 1978 cũng định nghĩa tiếng lóng đại để như vậy. Thậm chí hiểu theo nghĩa tiêu cực như vậy nên nhà nghiên cứu Da Zhaomin của Trung Quốc (1996) đề xuất cách gọi khác của tiếng lóng là hắc thoại. 
Tiếng lóng còn được gọi là ngôn ngữ đường phố (street languages) dùng trong khẩu ngữ của giới trẻ. Nhưng nay nhiều người chat với nhau qua internet. Ngôn ngữ chat là nguồn vô tận sản sinh rất nhanh ra tiếng lóng. Giới trẻ thực sự là “một công xưởng” và là “nhà phân phối”  tiếng lóng. 




Lại có những lý do khác cho việc dùng tiếng lóng. Có những điều nói ra thì chẳng “vẻ vang” gì. Ấy thế là cũng phải nói trại đi. Có ông chồng, vợ chỉ sinh con một bề, khi nghe hỏi “Lần này bà xã sinh  trai hay gái?”, ông bố luôn mong có con trai để “nối dõi tông đường” thất vọng đáp: “Lại một thị mẹt”… Có những điều cấm kỵ (taboo) phải nói trại đi cho từ ngữ đẹp lên, được gọi là uyển ngữ hay nhã ngữ (euphemism) thế là cũng thành tiếng lóng. 
Người Việt có “cò mồi” thì người Anh có “chim mồi” (decoy bird), thứ cò chim dùng dụ bẫy những chim khác. Trước đây “thầy cò” trỏ những người chuyên viết thuê đơn từ, lo cho người khác trong những vụ kiện tụng. Cũng như chim, người cũng có hạng được dùng làm bẫy những người khác. “Thầy cò” được rút gọn đi, từ cò thành tiếng lóng chỉ người trung gian, môi giới kiện tụng. Xã hội thoái hóa, cán bộ biến chất, lương dân không biết đâu mà lần, việc gì cũng cần người môi giới với những “thủ tục đầu tiên”. Thế là thành những cò khiếu kiện, cò hộ khẩu, cò chạy án, cò nhà đất, cò hộ chiếu, cò chạy tuổi, cò chạy huân chương, cò luyện thi, cò chạy bằng cấp, cò chạy trường, cò việc làm…



Tiếng lóng phản ánh hiện thực xã hội, khi hiện thực xã hội qua đi thì tiếng lóng cũng tự động biến mất. Một số lớn tiếng lóng chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn và rồi không được ưa thích nữa. Không thích, không lạ thì không dùng. Tuổi trẻ năng động là vậy. Khi dân ta còn ngại với nón bảo hiểm, lúc đó còn là loại hàng nghiêm chỉnh có cả vành bảo vệ hàm, đội trên đầu trông sùm sụp, người ta gọi đó là “nồi cơm điện”. Nay khi luật pháp đã vào trong dân, ai ai cũng thấy đội nón bảo hiểm là trách nhiệm khi ra đường, chỉ có những tay “yêng hùng xa lộ” là vô tư, “nồi cơm điện” vì thế cũng không còn xuất hiện. Chiến tranh qua đi, nay cũng không còn nghe “gà cồ gáy” (đại bác bắn) nữa. 
Từ thời cụ Nguyễn Du, mụ Tú Bà đã dùng rất nhiều tiếng lóng. Học giả Nguyễn Hiến Lê rất có lý khi cho rằng một trong những đoạn hay nhất trong Truyện Kiều chính là lời thoại độc địa phát ra từ miệng Tú Bà lúc mụ “nổi tam bành” với Thúy Kiều: Này này sự đã quả nhiên/ Thôi đà cướp sống chồng min đi rồi!/ Bảo rằng đi dạo lấy người/ Ðem về rước khách kiếm lời mà ăn/ Tuồng vô nghĩa ở bất nhân/ Buồn mình trước đã tần mần thử chơi/ Màu hồ đã mất đi rồi/ Thôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma!/ Con kia đã bán cho ta/Nhập gia phải cứ phép nhà tao đây/ Lão kia có giở bài bây/ Chẳng văng vào mặt mà mày lại nghe/ Cớ sao chịu tốt một bề/ Gái tơ mà đã ngứa nghề sớm sao!





Beat it: Đi chổ khác chơi
Big Deal ! :Làm Như Quan trọng Lắm, Làm Dử Dậy !
Big Shot: Nhân vật quan trọng
Big Wheel: Nhân vật quyền thế
Big mouth : Nhiều Chuyện
Black and the blue: Nhừ tử
By the way: À này
By any means: By any which way: Cứ tự tiện, Bằng Mọi Giá
Be my guest: Tự nhiên
Break it up : Dừng tay

Come to think of it: Nghĩ kỷ thì
Can't help it: Không thể nào làm khác hơn
Come on:  Thôi mà,Lẹ lên, gắng lên, cố lên
Can't hardly: Khó mà, khó có thể
Cool it: Đừng nóng
Come off it: Đừng sạo
Cut it out: Đừng giởn nửa, Ngưng Lại
Dead End: Đường Cùng
Dead Meat: Chết Chắc
Down and out: Thất Bại hoàn toàn
Down but not out: Tổn thương nhưng chưa bại
Down the hill: Già
For What: Để Làm Gì?
What For?: Để Làm Gì?
Don't bother: Đừng Bận Tâm
Do you mind: Làm Phiền
Don't be nosy: đừng nhiều chuyện
Just for fun: Giởn chơi thôi
Just looking: Chỉ xem chơi thôi
Just testing: Thử chơi thôi mà
Just kidding / just joking: Nói chơi thôi

Give someone a ring: Gọi Người Nào
Good for nothing: Vô Dụng
Go ahead: Đi trước đi, cứ tự tiện
God knows: trời Biết
Go for it: Hảy Thử Xem
Get lost: Đi chổ khác chơi
Keep out of touch: Đừng Đụng Đến

Happy Goes Lucky: Vô Tư
Hang in there/ Hang on: Đợi Tí, Gắng Lên
Hold it: Khoan
Help yourself: Tự Nhiên
Take it easy: Từ từ
I see: Tôi hiểu
It's a long shot: Không Dể Đâu
it's all the same: Củng vậy thôi mà
I 'm afraid: Rất Tiếc Tôi
It beats me: Tôi chiụ (không biết)
It's a bless or a curse: Chẳng biết là phước hay họa
Last but not Least: Sau cùng nhưng không kém phần quan trọng
Little by little: Từng Li, Từng Tý
Let me go: Để Tôi đi
Let me be: kệ tôi
Long time no see: Lâu quá không gặp

Make yourself at home: Cứ Tự Nhiên
Make yourself comfortable: Cứ Tự Tiện
My pleasure: Hân hạnh
out of order: Hư, hỏng
out of luck: Không May
out of question: Không thể được
out of the blue: Bất Ngờ, Bất Thình Lình
out of touch: Lục nghề, Không còn liên lạc
One way or another: Không bằng cách này thì bằng cách khác
One thing lead to another: Hết chuyện này đến chuyện khác
Over my dead body: Bước qua xác chết của tôi đã










No comments:

Post a Comment