'cookieChoices = {};'

Thursday, July 31, 2014

Vatican - Thánh địa của Giáo hoàng

                    



Vatican là quốc gia có diện tích nhỏ nhất thế giới. Diện tích cả nước là 0,44 km2, nằm trên vùng đất cao Vatican phía tây bắc Rome (Italy). Dân số có khoảng hơn 1.000 người. Theo truyền thuyết, vùng đất Vatican ngày nay là nơi thánh Peter bị đóng đinh trên cây thập giá khi đang truyền giáo.
Vatican thuộc miền Nam châu Âu, là một quốc gia do Giáo hoàng đứng đầu. Giáo hoàng tự xưng là “Đại diện cho Thiên chúa ở trần gian”. Ban thư ký chính phủ, uỷ ban chịu trách nhiệm về những công việc chung của Giáo hội, bộ phận Thánh, Toà án và ban thư ký đều do các Hồng y giáo chủ đảm nhận, có trách nhiệm giúp đỡ Giáo hoàng thừa hành thiên chức và quyền lợi tối cao của mình. Là một quốc gia độc lập, Vatican đã phái các quan ngoại giao đến hơn 120 quốc gia và lãnh thổ trên thế như các “Thánh sứ”, “Thánh sứ đại diện”, “Đại biểu tông tọa”. Hơn 90 quốc gia có đại sứ ở Vatican. Vatican là trụ cột tinh thần của các tín đồ Thiên chúa giáo trên toàn thế giới.

Vào khoảng thế kỷ thứ IV, Hoàng đế La Mã Junritantine cho xây dựng nơi đây nhà thờ lớn kỷ niệm thánh Peter. Năm 754, vua Palankepping sau khi tiến vào Italy từ núi Alps, lấy thành La Mã và vùng đất quanh đó tặng cho Giáo hoàng, về sau dần dần hình thành đất nước của Giáo hoàng. Năm 1870, Italy thống nhất, vùng đất thuộc quyền cai quản của Giáo hoàng bị thu hồi 4 km2. Giáo hoàng phải lui về Vatican. Năm 1929, chính phủ Italy đã ký với Giáo hoàng điều ước Ratlam, thừa nhận Vatican là một quốc gia có chủ quyền.

Tuy diện tích nhỏ nhưng bộ máy hành chính của Vatican rất kiện toàn, có quân đội bảo vệ (do Thụy Sĩ tổ chức), có hệ thống bưu chính viễn thông và ngân hàng riêng. Tem và tiền do Vatican phát hành có thể lưu hành và sử dụng tại Italy. Các ngành kinh tế như dịch vụ và sản xuất hàng hoá lại phụ thuộc vào Italy. Vatican không có các ngành công nghiệp, nông nghiệp cũng như không có tài nguyên khoáng sản, khách sạn, nhà hàng, nhà hát, quán bar, tiệm cắt tóc hay trường học. Khí đốt, điện, nước và các mặt hàng tiêu dùng đều do Italy cung cấp.
Hàng năm, lượng khách du lịch tới Vatican lên đến hàng chục nghìn người, làm du lịch nơi đây phát triển mạnh. Điều này là do Vatican không chỉ là trung tâm Thiên chúa giáo của thế giới mà còn là nơi bảo lưu rất nhiều báu vật văn hoá nghệ thuật nổi tiếng trên thế giới và nhiều tác phẩm quý giá.
Vatican do Quảng trường thánh Peter, nhà thờ thánh Peter, cung điện Vatican, nhà bảo tàng, công viên và một số đường phố hợp thành. Bức tường Vatican là ranh giới với Italy. Nhà thờ thánh Peter là nhà thờ Thiên chúa hùng vĩ nhất, tráng lệ nhất thế giới, từ đông sang tây dài 187 m, từ nam sang bắc rộng 137 m. Nhà thờ không có kiểu mái hình chóp tượng trưng cho thần quyền tối cao và phong cách Gothic tháp cao chọc trời mà chạm kiểu mái vòm và vòm trời hình bán nguyệt làm hình thể trung tâm. Nhà thờ bắt đầu xây dựng vào năm 1920 và hoàn chỉnh năm 1926. Nhìn từ xa có thể thấy được nhà thờ với kiểu kiến trúc cột to mái vòm, cổ điển, giản dị mà trang nhã.
Bước vào nhà thờ, trên bức tường chính của đại điện có một vầng sáng hình tròn. Giữa vầng sáng ấy có một con bồ câu trắng tượng trưng cho các thiên sứ. Xung quanh là các tiểu thiên sứ và nhiều áng mây màu sắc rực rỡ. Bên dưới vầng sáng là chỗ ngồi của thánh Peter, được xem là chiếc ghế bành đầu tiên của thế giới. Bốn chân ghế được nạm ngà voi, được đỡ bởi bức tượng của hai nhà thần học người Hy Lạp và hai nhà thần học người La Mã. Phía trên lưng ghế có trang trí hình hai tiểu thiên sứ, trong tay cầm chiếc chìa khoá mở cửa vào nước Chúa và chiếc mũ ba tầng của Giáo hoàng. Đây là chiếc mũ Giáo hoàng đội khi lên ngôi. Ba tầng tượng trưng cho thần quyền, quyền lập pháp và quyền tư pháp của Giáo hoàng. Chu vi của đỉnh vòm nhà thờ là 71 m, đường kính 42,34 m.

Trên đỉnh bức tường trong đỉnh vòm có nhiều bức tranh và cửa sổ kính có khảm màu sắc rất tươi sáng. Phía trên cùng là các chòm sao chi chít khiến người thưởng thức có cảm giác đang đứng dưới bầu trời. Bốn bức tường trong đại điện có nhiều tượng điêu khắc bằng đá cẩm thạch và bích hoạ lớn. Nhiều tác phẩm do chính các bậc thầy nghệ thuật trong thời kỳ văn hoá Phục hưng của Italy sáng tác như bức hoạ khảm viền “Cánh bướm nhỏ” của Quiaoto, bức “Tình mẹ” của Michalangelo, tượng “Bát nước thánh” của Beinini.

Đối diện với nhà thờ thánh Peter là Quảng trường thánh Peter hình bầu dục. Hai bên là hai dãy làm bằng đá cẩm thạch sắp lớp theo dạng hình bán nguyệt bao quanh quảng trường. Tổng cộng có 284 cột tròn và 88 cột vuông trông rất uy nghi tráng lệ. Giữa quảng trường là một tấm bia vuông nhọn, cao 41 m. Tấm bia này là do Hoàng đế La Mã Kaligula mang từ Ai Cập về để trang trí cho quảng trường bên cạnh hoàng cung. Năm 1586, Giáo hoàng Sistine V ra lệnh chuyển tấm bia đó về quảng trường thánh Peter. Để vận chuyển được tấm bia nặng 350 tấn này, phải mất tới 5 tháng, huy động 900 nhân công, 150 con ngựa và 47 cần cẩu. Giữa bia có khảm đá cẩm thạch phát quang màu trắng. Vì vậy, từ trên không nhìn xuống, quảng trường trông giống một bánh xe cực lớn trông rất nền nã. Hai phía nam bắc của quảng trường đều có dãy hành lang cột tròn tương tự như kiểu kiến trúc hai bên của nhà thờ thánh Peter, giống như đôi tay khổng lồ ôm lấy du khách và những người hành hương trên thế giới đổ về đây. Quy mô của quảng trường thánh Peter rất lớn, có thể chứa khoảng 500.000 người và là nơi toà thánh La Mã dùng để cử hành các hoạt động lớn của tôn giáo.
Nhà bảo tàng Vatican nằm ở phía bắc nhà thờ thánh Peter, là bảo tàng lâu đời và nổi tiếng trên thế giới, với diện tích 55.000 m2. Bảo tàng có 12 nhà trưng bày và 5 dãy hành lang, được gọi là “Phòng trưng bày nghệ thuật và bảo tàng Vatican”. Trong kho báu nghệ thuật này có nhiều kiệt tác nghệ thuật và nhiều văn vật quý hiếm từ xưa đến nay.


Nhà thờ Sistine là nhà thờ của các Giáo hoàng. Nhà thờ này nổi tiếng vì giữ hai bức hoạ “Sáng thế kỷ” và “Sự phán xét cuối cùng” của Michelangelo. Bức “Sáng thế kỷ” được coi là đỉnh cao của hội hoạ, có diện tích 300 m2, được ghép từ 9 bức tranh với nội dung miêu tả lại những câu chuyện trong Kinh thánh. Trong bức tranh có hơn 300 nhân vật với đường nét sắc sảo, dáng vẻ sống động có thần. Michelangelo đã mất 4 năm để vẽ bức tranh này. Tương truyền, vì phải ngước lên để vẽ trong thời gian dài nên sau khi vẽ xong, cổ ông bị lệch. Đây là tác phẩm tâm huyết nhất của Michelangelo. Bức “Sự phán xét cuối cùng” được vẽ trong 6 năm, cao 20 m, rộng 10, là bức hoạ lớn nhất thế giới. Trong bức hoạ có hơn 200 nhân vật sống động như thật, cùng nhau đấu tranh vì quang minh, chính nghĩa và hy vọng với khí thế làm rung động lòng người. Mỗi năm có hơn 3 triệu du khách đến thưởng thức hai kiệt tác này.

No comments:

Post a Comment