Một Thời để nhớ Galang 1985
Indonesia là quê hương thứ 2 của tôi , nơi mà đã cưu mang tới gần 10 tháng như Mẹ tôi đã từng cưu mang tôi vậy , nơi mà tôi đã được tái sinh trở lại , nơi mà tôi đã trưởng thành , và cũng là nơi mà tôi đã học hỏi ở trường Đời cuộc sống tự lập , trong ký uc tôi Galang lúc nào cũng là 1 nơi tuyệt vời nhất mà tôi không bao giờ quên được . Tôi ước mơ 1 ngày về , về để thăm lại tất cả những gì mà tôi đã bỏ lại ....nhớ quá Galang ơi .( Tyler T )
Hãy ngược giòng thời gian trở lại đầu thập niên 1980. Đông Nam Á đang trong cơn khủng hoảng Thuyền Nhân Vietnam. Hàng ngàn thuyền nhân, hết đợt này đến đợt khác, cặp vào bờ của Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, Phi Luật Tân, Hongkong hoặc đang trôi dạt trên biển cả. Hình ảnh của thuyền nhân VN kiệt sức, đói khát, hôn mê, chết.. trong những con thuyền gỗ mong manh trôi dạt trên biển cả ngự trị trên báo chí, truyền hình thế giới hàng ngày.
Trại tỵ nạn Galang, rộng 80 mẫu đất, thiết lập trên đảo hoang Galang của Indonesia, được tài trợ bởi Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc và điều hành bởi hàng trăm nhân viên người Nam Dương, là trại tỵ nạn lớn nhất ở Đông Nam Á. Trong thời kỳ 1979-1980, dân số trong trại lên tới 20,000 người.
Khi tôi đến trại năm 1985, Galang là một thị trấn tỵ nạn đầy sức sống với hơn 7,000 người. Tôi gọi đây là 1 Thị Trấn miền núi, chứ không phải là Trại, bởi vì mức độ quy mô hoàn chỉnh của nó. Trại thì hay đi đôi với Lều, mà đây đâu phải lều, mà là những dẫy nhà dài bằng gỗ, mái lợp tôn. Thị trấn có đầy đủ tiện nghi như văn phòng Cao Ủy, nhà thương, trường học, chợ, quán cà phê, nhà thờ Công giáo, chùa, bưu điện, phòng nhận tiền gởi từ nước ngoài, rạp xinê, trung tâm phụ nữ, nghĩa trang, bót cảnh sát ... Nói tóm lại là tất cả những hạ tầng cơ sở cần thiết cho 7,000 người sinh sống. Đây là 1 thị trấn hạnh phúc, ai nấy cực kỳ vui vẻ, bởi vì họ vừa thoát khỏi nhà tù vĩ đại Vietnam mà tương lai rực rỡ của đời sống ở phương Tây đang nằm trong tầm tay.
Sau khi tôi rời trại, trại lại tiếp tục phát triền hơn nữa với nhà thờ Tin Lành, nhà thờ Cao Đài, trường mẫu giáo, xưởng dạy nghề v.v. Nhưng đến 1996 thì số thuyền nhân rớt thanh lọc bị trục xuất về nước, trại đóng cửa không còn nhận thuyền nhân. Nhưng trại Galang đã hoàn tất sứ mạng lịch sử: cứu vớt cưu mang tổng cộng 250,000 thuyền nhân, nhiều hơn bất kỳ trại nào khác ở Á châu.
Trại tỵ nạn Galang, rộng 80 mẫu đất, thiết lập trên đảo hoang Galang của Indonesia, được tài trợ bởi Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc và điều hành bởi hàng trăm nhân viên người Nam Dương, là trại tỵ nạn lớn nhất ở Đông Nam Á. Trong thời kỳ 1979-1980, dân số trong trại lên tới 20,000 người.
Khi tôi đến trại năm 1985, Galang là một thị trấn tỵ nạn đầy sức sống với hơn 7,000 người. Tôi gọi đây là 1 Thị Trấn miền núi, chứ không phải là Trại, bởi vì mức độ quy mô hoàn chỉnh của nó. Trại thì hay đi đôi với Lều, mà đây đâu phải lều, mà là những dẫy nhà dài bằng gỗ, mái lợp tôn. Thị trấn có đầy đủ tiện nghi như văn phòng Cao Ủy, nhà thương, trường học, chợ, quán cà phê, nhà thờ Công giáo, chùa, bưu điện, phòng nhận tiền gởi từ nước ngoài, rạp xinê, trung tâm phụ nữ, nghĩa trang, bót cảnh sát ... Nói tóm lại là tất cả những hạ tầng cơ sở cần thiết cho 7,000 người sinh sống. Đây là 1 thị trấn hạnh phúc, ai nấy cực kỳ vui vẻ, bởi vì họ vừa thoát khỏi nhà tù vĩ đại Vietnam mà tương lai rực rỡ của đời sống ở phương Tây đang nằm trong tầm tay.
Sau khi tôi rời trại, trại lại tiếp tục phát triền hơn nữa với nhà thờ Tin Lành, nhà thờ Cao Đài, trường mẫu giáo, xưởng dạy nghề v.v. Nhưng đến 1996 thì số thuyền nhân rớt thanh lọc bị trục xuất về nước, trại đóng cửa không còn nhận thuyền nhân. Nhưng trại Galang đã hoàn tất sứ mạng lịch sử: cứu vớt cưu mang tổng cộng 250,000 thuyền nhân, nhiều hơn bất kỳ trại nào khác ở Á châu.
Giờ đây, trại tỵ nạn Galang đã trở thành 1 thị trấn hoang vắng không người ở trong tuần nhưng cũng là 1 điểm du lịch nhộn nhịp cuối tuần. Những dẫy nhà barrack san sát nhau với hàng quán nhộn nhịp ngày xưa không còn nữa, thay vào đó là rừng cây xanh ngắt. Chỉ còn 1-2 barrack mái đổ tường xiêu được giữ lại để triển lãm. Những văn phòng, bệnh viện, lớp học ... đều mang dấu tàn phá của thời gian, ngoại trừ chùa Quan Âm ở khu Galang 1 và nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm ở khu Galang 2 còn được giữ gìn để phục vụ nhu cầu lễ bái của du khách.
Tuy nhiên, sự kiện trại tỵ nạn Galang vẫn còn đây để tiếp đón du khách sau 15 năm ngưng hoạt động, trong khi hầu như tất cả trại tỵ nạn khác ở Đông Nam Á đã hoàn toàn biến mất, nói lên điều đáng quí, đáng khen của chính phủ Indonesia. Trại tỵ nạn Galang quá quan trọng, không thể nào bị dẹp bỏ theo yêu cầu của chính quyền Vietnam. Giống như đài tưởng niêm ở làng Mỹ Lai là chứng tích của cuộc chiến tranh tàn bạo tại Vietnam, trại tỵ nạn Galang cũng là chứng tích của lòng nhân đạo bao dung của nhân dân Indonesia đối với 250,000 thuyền nhân VN khốn khổ. Đó là lời giải thích cụ thể tại sao 2.5 triệu người Việt đang sống xa quê, tại sao có 10 tỷ đô la Mỹ gởi về VN hàng năm. Đó là 1 di tích lịch sử của Indonesia và mang lợi tức du lịch cho đảo Galang còn nghèo khó. Nếu chính phủ Hoa Kỳ không phản đối đài tưởng niệm làng Mỹ Lai, tại sao chính phủ Vietnam muốn đóng cửa khu di tích lịch sử Galang?
Khi tôi rời Galang đi định cư tại USA đầu năm 1986, tôi tự hưá với lòng tôi sẽ về thăm lại Galang và làm gì đó để đền ơn Galang một ngày nào đó. Một ngày nào đó hoá thành những năm tháng dài đăng đẳng.
Chân thành cảm ơn chính phủ Indonesia đã khôn khéo từ chối áp lực của chính phủ Vietnam đòi đóng cửa khu triển lãm di tích lịch sử trại tỵ nạn Galang.
Tuy nhiên, sự kiện trại tỵ nạn Galang vẫn còn đây để tiếp đón du khách sau 15 năm ngưng hoạt động, trong khi hầu như tất cả trại tỵ nạn khác ở Đông Nam Á đã hoàn toàn biến mất, nói lên điều đáng quí, đáng khen của chính phủ Indonesia. Trại tỵ nạn Galang quá quan trọng, không thể nào bị dẹp bỏ theo yêu cầu của chính quyền Vietnam. Giống như đài tưởng niêm ở làng Mỹ Lai là chứng tích của cuộc chiến tranh tàn bạo tại Vietnam, trại tỵ nạn Galang cũng là chứng tích của lòng nhân đạo bao dung của nhân dân Indonesia đối với 250,000 thuyền nhân VN khốn khổ. Đó là lời giải thích cụ thể tại sao 2.5 triệu người Việt đang sống xa quê, tại sao có 10 tỷ đô la Mỹ gởi về VN hàng năm. Đó là 1 di tích lịch sử của Indonesia và mang lợi tức du lịch cho đảo Galang còn nghèo khó. Nếu chính phủ Hoa Kỳ không phản đối đài tưởng niệm làng Mỹ Lai, tại sao chính phủ Vietnam muốn đóng cửa khu di tích lịch sử Galang?
Khi tôi rời Galang đi định cư tại USA đầu năm 1986, tôi tự hưá với lòng tôi sẽ về thăm lại Galang và làm gì đó để đền ơn Galang một ngày nào đó. Một ngày nào đó hoá thành những năm tháng dài đăng đẳng.
Chân thành cảm ơn chính phủ Indonesia đã khôn khéo từ chối áp lực của chính phủ Vietnam đòi đóng cửa khu triển lãm di tích lịch sử trại tỵ nạn Galang.
No comments:
Post a Comment