'cookieChoices = {};'

Thursday, August 28, 2014

Natra Tam thái tử



Na Tra (chữ Hán: 哪吒) là một vị thần trong thần thoại dân gian Trung Hoa. Được mô tả chi tiết thông qua các tác phẩm Phong thần diễn nghĩa, Tây du ký, Na Tra được mô tả là một vị thần có pháp lực cao cường, đứng vào hàng những vị thần cao cấp nhất của Thượng giới.
Theo Phong thần diễn nghĩa, Na Tra vốn là hiện thân của Linh Châu Tử, đồ đệ của Thái Ất Chân Nhân trên thượng giới, do phạm phải luật trời, để Hồ Ly ngàn năm ăn trộm đào tiên nên bị giáng xuống trần gian chịu khổ. Na Tra đầu thai vào nhà Tổng trấn ải Trần Đường Lý Tịnh. Lúc bấy giờ phu nhân của Lý Tịnh là Ân Thị đã mang thai hơn ba năm mà vẫn chưa mãn nhụy khai hoa. Một đêm Ân phu nhân đang ngủ chợt mộng thấy ông tiên ném vào bụng mình một vật, đúng lúc đó thì trở mình đau bụng. Ân phu nhân sinh ra một cái bọc, từ cái bọc nở ra một đứa trẻ khôi ngô tuấn tú, tay cầm Càn Khôn Quyền, lưng quấn dải lụa Hỗn Thiên Lăng... Lý Tịnh đặt tên cho con là Lý Na Tra.


Vốn là tướng nhà trời nên Na Tra lớn nhanh như thổi, mới bảy tuổi đã mình cao sáu thước, vai rộng hai thước, ngỗ nghịch muôn phần. Do còn nặng nợ trần gian và số kiếp gian truân, Na Tra đã tự mình gây ra họa lớn: Đánh chết con trai Ngao Bính của Đông Hải Long Vương, lột da bóc gân Ngao Bính, giương Càn Khôn Cung nặng nghìn cân bắn chết đệ tử của Thạch Cơ Nương Nương... Gia đình Lý Tịnh bị Tứ Hải Long Vương bắt, gây sức ép buộc Na Tra phải đền mạng. Để giữ trọn đạo hiếu và không làm liên lụy tới gia đình, Na Tra đã bóc thịt trả mẹ, lóc xương trả cha. Sau khi chết hồn Na Tra bay về với Thái Ất Chân Nhân, Thái Ất bày cho Na Tra báo mộng cho Ân Thị lập miếu thờ để giữ cho hồn không bị tan biến, song cũng vì Lý Tịnh quá cố chấp với những việc Na Tra đã gây ra nên đã đập tan miếu thờ. Chính vì lí do đó sau khi được sư phụ Thái Ất hoán thân tráo cốt vào cây sen, Na Tra đã tìm tới cha mình để trả thù... Vốn biết đệ tử mình ương bướng và ngang ngạnh nên Thái Ất đã cậy hai vị đại tiên là Văn Thù và Nhiên Đăng giáo huấn, Văn Thù và Nhiên Đăng đã dàn xếp, chỉ ra lỗi lầm của cả hai người, giúp cha con Lý Tịnh cởi bỏ hiềm khích, một lòng phò Chu diệt Trụ. Ở hồi kết của Phong Thần diễn nghĩa, Na Tra, Lý Tịnh, Lôi Chấn Tử, Dương Tiễn, Kim Tra, Mộc Tra là số ít trong những giáo đồ đắc đạo thành tiên. Sau khi theo cha Lý Tịnh cùng các vị thần tiên được phong thần lên trấn giữ thiên đình, đến thời nhà Đường thì Tam thái tử Na Tra cũng Thác tháp Thiên vương Lý Tịnh và Nhị lang thần Dương Tiễn xuất hiện và giao chiến với Tề thiên đại thánh Tôn Ngộ Không tại tác phẩm Tây Du Ký.
Nhắc đến Na Tra, dân gian thường hình tượng đến một vị thiên tướng khôi ngô, tuấn tú, mặt đẹp như ngọc, mắt sáng như sao, môi đỏ như môi thiếu nữ. Song bản tính của Na Tra nóng nảy, thẳng thắn và thích xen vào chuyện bất bình. Độc giả có thể gặp Na Tra trong Phong Thần diễn nghĩa hay trong tiểu thuyết Tây du kí. Tay phải cầm Trường Thương Hỏa Tiễn Thần Phong, tay trái cầm Càn Không Quyền, vai đeo dải lụa Hỗn Thiên Lăng, lưng giắt Cửu Long Thần Chạo và Cục Kim Chuyên, chân đi bánh xe Phong Hoả luân [ Hỏa loan và Hỏa phượng ]. Na Tra là hiện thân của bậc thần tiên phóng khoáng, tính cách hiếu động và nghịch ngợm song hành động thì đầy tình nhân ái, chí công vô tư. Có lẽ đó cũng là khát vọng về một hình tượng sống của nhân gian thời bấy giờ.

No comments:

Post a Comment