Ngày khai giảng niên học đệt tứ, thầy Lô gọi cái đảng của chúng lên văn phòng, phủ dụ:
- Năm nay các anh đi thi, đừng quấy phá nữa, hãy học hành chăm chỉ. Nhớ rằng tóan hệ số ba đấy nhé!
Ngôi trường của chúng tôi đã từ sau đền Mẫu rời về ột con ngõ đường Lý Thường Kiệt. Vẫn mái rạ. Nhưng trường lớp khang trang hơn. Và đủ bốn lớp thất, lục, ngũ, tứ. Trần Lãm hách hơn Nguyễn Công Trứ vì đã có hai mươi học trò đỗ trung học phổ thông với sáu tên bình. Mà Nguyễn Công Trứ phải đợi năm nay mới cho gà gà nòi khoe cựa. Những con gà nòi của Nguyễn Công Trứ đáng kể là anh em nà Đặng Văn Phu. Quả nhiên, về sau Đặng Văn Phu trở thành bác sĩ, Đặng Tòan theo nghề binh lên quan tiến chức ầm ầm, Đặng văn Mai thì là thẩm phán. Điều đáng kể là họ vẫn sống cuộc đời đạm bạc, hiền hậu như sự hiền hậu muôn đời của dân Thái Bình đồng chua nước mặn, miền nhiều kỷ niệm của những người HảiPhòng, Hà Nội tản cư về đây.
Các thầy dạy đệ tứ, vẫn là các thầy đã dạy chúng tôi năm đệ ngũ. Tôi thì vẫn ngán môn Pháp văn dạy đúng theo chương trình của Bộ Quốc Gia Giáo Dục mà thầy Bàng phụ trách. Thầy Bàng bắt học sinh sọan từng đọan kịch của Molière, Corneille. Làm sao số vốn tiếng Páp chập choạng của tôi có thể đọc nổi Le Cid với điển cố tràn trề như điển cố Đọan Trường Tân Thanh và Cung Oán Ngâm Khúc? Nên tôi chỉ biết tên vài nhân vật như nàng Chimène, chàng Don Rodrigue với câu nói khí phách khi ông via bị nhục mạ tại triều đình về hỏi As tu du caeur. Thầy Bàng đã say sưa diễn tả câu nói khí phách này bằng giọng nói quyết liệt và điệu bộ anh dũng:
- Je suits jeune
Il est vrai
Mais la valeur n'atted point les nombreux des années.
Thầy thở dài, thiểu não lúc đọc câu than thân của ông via Don Rodrigue:
- Oh, cruel souvenir de ma gloire passée!
Và dịch bằng thơ Thế Lữ:
- Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu!
Tôi sẽ ham học tư tưởng anh hùng, trung liệt của kịch Cornellie lắm, nếu thầy Bàng không bắt tôi đọc bài và không mắng mỏ tàn nhẫn khi tôi... lúng túng. Thầy Bàng dạy học say mê. Thầy lại thành thực. Dù biết chúng tôi chỉ là học trò, thầy cũng khiêm tốn nói.
- Tôi hiểu đến đâu, dạy các anh đến đó. Chỗ nào không hiểu, tôi phải tra cứu, không bịp các anh.
Tôi qúy thầy song vẫn phú lỉnh giờ thầy vì không đủ vốn học Moleires, Racine, Corneille. Giờ thây dạy, chỉ chừng mười mấy đứa ngồi học, hiểu. Còn tòan là lũ vịt nghe sấm. Thầy Quý dạy mấy giờ anh văn rồi nghỉ.
Thầy Đào Quang Huy dạy thay. Năm ngóai, thầy Huy dạy Le Cid, lớp đệ tứ, nổi tiếng điệu, đọc tiếng Pháp bằng giọng mũi. Tôi có tài bắt chước. Giờ Anh văn, thầy Huy bắt tôi đọc bài thơ trong cuốn Quatrième beige,tôi uốn lưỡi, đọc y hệt thầy. Cả lớp cười. Riêng thầy Huy khoái tôi. Thầy mắc cả lớp và cáu tiết cho tôi mười tám điểm! Đó là số điểm lớn nhất tôi đã "ngáp" được kể từ ngày lên rung học sau môn... học thuộc lòng thơ Tố Hữu.
Rồi thây Huy nại cớ bận việc trường công, bỏ dạy. Thầy Đinh văn Triển, em thầy Đinh văn Lô dạy Anh văng chúng tôi. Và khi thầy Bàng nghỉ luôn thì tôi không còn phải trốn giờ nào nữa. Tôi và đảng tôi anh dũng các giờ toán lý hóa của thầy Lô dù, đã học đệ tứ, tôi chứng mnh hai đường thẳng song song cứ cho chúng nó gặp nhau ở một điểm! Thầy Lô không hề biết tôi dốt toán, lý, hóa. Thầy mang cái tinh thần "xung phong" vào học đường. Mà đảng tôi tình nguyện xung phong rất kỹ. Vào lớp, giờ thầy là y như rằng thầy dở sổ điểm ra:
- Ai xung phong đọc bài?
Tôi đã học thuộc lòng bài của thầy, dơ tay trước:
- Thưa thầy, con ạ!
- Anh Vũ đọc đi.
Tôi đọc như húp cháo. Thầy khen:
- Chăm lắm, nay nay Vũ chăm và ngoan ghê!
Sau lượt tôi xung phon đọc bài đến lượt Lộc, Côn, Luyến. Giờ nào chúng tôi cũng xung phong, trừ cái khỏan lên bảng chữa toán thì Luyến đại diện. Xung phong mãi đến nổi thầy Lô "chê":
- Thôi, Vũ, Côn, Lộc chăm học quá rồi, từ nay khỏi đọc bài.
Thế là chúng tôi có quyền lười. Lắm hôm không học bài, giả vờ xung phong mà vẫn bị "chê". Thầy Lô giao cho tôi cái quyền ghi tên những tên không thuộc bài, thầy cho nơ tuần sau phải đọc. Tôi lãnh nhiệm vụ một cách hãnh diện. Ôi, thầy Lô đã dùng một thằng học trò dốt, lười làm việc thúc đẩy chăm học. Tôi được nhiều thằng nể lắm. Những thằng không thuộc bài, bị tôi ghi sổ tay, sợ ra mặt. Đến giờ thầy Lô, nhưng THằng nợ nần phải tra/ nợ trước. Tôi ngoái cổ xuống nhận diện. Bùi Thọ Tê chắp tay lạy lia lịa. Tôi nhếch mép cười. Thầy hỏi:
- Anh Vũ, tuần trước ai không thuộc bài?
Tôi đứng dậy, khoanh tay:
- Thưa thây..
Lại ngó xuống. bùi Thọ Tê lẩm bẩm miệng mà tôi đoán nó nói:
- Tao lạy mày...
Thầy dở sổ điểm:
- Ai?
Tôi trả lời:
- Thưa thầy anh Bùi Thọ Tê ạ!
Bùi Thọ Tê đứng lên, mặt mày xám ngoét. Nó đứng đực vì không thuộc bài. Thầy giận:
- Đã cho nợ một lần, lần này... hai trứng vịt.
Nguyễn Sĩ Thâm đã bắn lên cho tôi mốt miếng giấy, ghi vội:
- Tao lạy mày, tha tao lần này, lần sau tao đọc trả nợ.
Tôi nghĩ thầm:
- Mẹ anh tốt đen, năm ngoái anh dơ tay đòi đuổi tôi. Tôi sẽ cho anh hưởng zéro!
Thầy Lô lại dục tôi:
- Đến lượt ai hả, Vũ!
Tôy quay hẳn mắt xuống các bàn dưới. Nguyễn Sĩ Thâm hồi hộp chờ lãnh án. Bộ mặt tôi, lúc ấy, chắc là nó vênh váo dễ ghét lắm. Kẻ nào được "vua" yêu cũng đều dễ ghét hết. Tôi đảo mắt. Thấy Phạm Thế Ph. (thằng này không thích đùa nên không viết rõ tên nó, hiện nó ở trong nhà binh, đeo lon quan bốn) con chiên ngoan đạo nhất cua chúa Giê Xu, đương làm dấu. Tên Ph. cay cú các ông vua Minh Mạng, Tự Đức lắm. Học sử Việt tới giai đoạn triều đình ta tàn sát các ông cố đạo nó rơm rớm nước mắt. Và xin phép thầy ra ngoài. Chúng tôi gọi nó là "cố đạo Marchanđ". Nó đã sửng cổ đòi đánh Hoàng văn Lộc. Nhưng con nhà Lộc thủ sẵn nắm cát, ném vào mặt "cố đạo Marchand" và thoi sưng mặt "cố đạo". Thành thử "cố đạo Marchand" phải quên chuyện tín ngưỡng trường học. Tôi chấm Ph., dở sổ tay:
- Thưa thầy anh Phạm Thế Ph. ạ!
Phạm Thế Ph. nẩy người như cái lò xo. Chúa của nó đã không đóai thương nó, không đoái thương đứa học trò lười biếng. Ph. đứng thột mặt. Thầy hỏi:
- Thuộc bài không?
- Thưa thầy... đêm qua...
- Đi ngủ sớm chứ gì? Anh học hành thế cuối năm trượt, đừng trách nhà trường nhé! Ngồi xuống, hai trứng vịt.
Thằng thứ ba lên bảng phong thần là Nguyễn Kim Đồng. Nó chuyên đi học muộn. Thường thường, lớp học ngồi yên đợi thầy giảng bài, Đồng mới lò dò vào lớp. Hoàng văn Lộc hát ầm lên:
- Anh Kim Đồng ơi
Anh Kim Đồng ơi
Bố anh qua đời
Mẹ anh chết rồi
Mà anh vẫn vui..
Nguyễn Kim Đồng không giận Lộc. Nó hiền lành và vui tính. Tha hồ bạn bè chọc ghẹo. Nó ngó tôi dơ tay. Tôi tưởng nó "xin tha" bèn... "chỉ điểm":
- Thưa thầy, anh Đồng muốn trả nợ. Nó nháy mắt chỉ thằng ngồi cạnh nó là Lê văn Toe. À, con nhà này rất đẹp giai. Nó mang cái tên Toe chắc nó đã giận ông via nó lắm đấy. Lê văn Toe cũng hay đi học muộn. Cứ hôm nào nó vào lớp muộn, lớp học lại loạn tiếng còi ô tô bóp "toe, toe, toe" đón tiếp nó. Lê văn Toe cười toét chào anh em. Đồng muốn nó trả nợ, kiếm điểm, tôi đọc tên nó. Khổ thay, Lê văn Toe tịt còi ô tô. Thằng Đồng hại nó.
Đại khái đầu năm học vui thế đó. Tôi lãnh nhiệm vụ "lập bảng phong thần" cho thầy Lô trọn niên học. Nhưng mấy tháng sau tôi chán nhiệm vụ. Và thầy Lô hết muốn học trò xung phong đọc bài. Bính phở viết bài tùy bút trên bích báo nói xỏ tôi vì nó lạy tôi mà tôi vẫn bắt nó trả nợ bài thầy. Nó bảo tôi "nịnh thần". Tôi tức quá, cùng với Luyến, Côn, Lộc, thức hai đêm, gò lưng viết tờ bích báo chưởi Bính phở. Tôi tả một buổi chiều đến hiệu phở nhà Bính ăn phở. Tôi sai Bính phở bưng nước mắm, chanh, hạt tiêu và mắng nó dơ bẩn. Lê Huy Luyến quả quyết nước dùng hiệu phở nhà Bính nấu bằng xương trâu chết và xương chó. Nó hô hào học sinh Trần Lãm tẩy chay phở nhà Bính. Hòang văn Lộc tả bà bô Bính vừa thái bánh phở vừa đưa tay gãi cổ và quệt dỉ mắt nên bánh dính ghét và dỉ mắt, mất vệ sinh! Tờ bích báo của chúng tôi dán cạnh bích báo của "tổ sư hoạt động" Bính phở. Cả trường đọc, cười ầm ỹ. Bính phở phải lột cả hai tờ bích báo đi. Từ đó, nó bỏ nghề bích báo.
Vui nhất năm đệ tứ vẫn là "Mr Passive Voice" tức thầy Đinh văn Triển. Ông thầy Anh văn bất đắc dĩ này đã khiến cả lớp nản học Anh văn. Hiền như Phạm Tải, biệt hiệu dậy cảm hứng nghịch ngợm. Thầy Triển dạy cuốn Cinquième bleu.. Đang học những bài sử Ăng Lê, những bài trích từ tiểu thuyết Lorna Doone rong cuốn Quartième beige mà thầy Quý, thầy Huy dịch sang tiếng Việt thật bay bướm, nay trở lại học Cinquième bleu chán quá. Thầy Triển chú trọng văn phạm mà chỉ chú trọng... passive voice! Không giờ nào là không có cái khoản "To be cộng với past participle của verb thành passive voice". Phạm Tải đặt tên thầy Triển là To Be. Chúng tôi gọi thầy là " Mr. Passive Voice". Ông Passive Voice hay dọa cho zéro lắm. Có hôm, ông Passive Voice vừa dọa, cả lớp đã nhao nhao zéro zéro. Thầy Lô từ lớp bên chạy sang, đỏ mặt: "Cái gì mà hoa hô lạn cả lên vậy?" Chúng tôi cườI bò, cười gục mặt trên bàn.
Ông Passive Voice không hề cho bài dịch tự ý ông đặt ra hay rút ở Quốc Văn Giáo Khoa Thư bắt chúng tôi dịch sang Anh văn. Ông mua những quyển bài dịch của Nguyễn Văn Lộc hay Honey và Lăng Tuyền về, lấy ra bắt chúng tôi dịch. Chúng tôi cũng mua những cuốn sách đó và chép nguyên văn. Bên lề tờ giấy nộp cho ông Passive Voice mỗi thằng vẽ một cái tủ. Ông Passive Voice quấy ra phết. Ông phê chữ "good" vào cái tủ với mười tám điểm không sửa chữ nào kể vả vài chữ Lê huy Luyến cố tình chép sai. Một hôm, Phạm Tải "quay" ông Passive Voice:
- Thưa thầy, máy bay trực thăng là gì ạ?
- Hê li cốp tơ!
- Cái nốt ruồi là gì ạ?
- Biu ti xịt pót!
- Thế con... thạch thùng là gì ạ!
Ông Passive Voice đờ mặt:
- Zéro! Anh không học bài chỉ hỏi vớ vẩn!
Chúng tôi chán Voice Passive, chán To Be cộng với past participle và chán luôn Anh văn của thầy Triển. Giờ Anh văn trở thành giờ quấy phá hay bát phố.
No comments:
Post a Comment