'cookieChoices = {};'

Friday, January 9, 2015

Tết Nguyên Tiêu



   Tết Nguyên Tiêu - Rằm tháng Giêng - đêm Rằm thứ nhất trong năm. Đêm trăng tròn đầu tiên của năm mới theo Âm lịch. Đêm trăng sáng khởi đầu của một năm mới, với hương khí tinh nguyên của tiết trời ấm lành, tràn đầy sức sống mùa xuân. Rằm tháng Giêng mang ý nghĩa lớn nhất là cầu phúc, đặc biệt là Phật tử, thường viếng chùa lễ Phật cầu gia đạo bình an, quốc thái dân an, trong năm mưa thuận gió hòa, làm ăn xuôi chèo mát mái.
   Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Thượng nguyên. Gọi thượng nguyên là cách phân chia theo Âm lịch: thượng nguyên (Rằm tháng Giêng), trung nguyên (Rằm tháng Bảy) và hạ nguyên (Rằm tháng Mười) của hệ thống lịch tính theo mặt trăng.



   Dân ta có câu:
   Lễ Phật quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng.
   Giỗ tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng.
   Điều này nói lên tầm quan trọng của hội rằm tháng Giêng, hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu trong tâm thức người Việt.
   Trước đây lễ rằm tháng Giêng thường gọi là Tết muộn, những gia đình khá giả tiếp tục ăn Tết và chơi mai, đào nở muộn. Những người đi làm ăn xa ở lại qua ngày rằm tháng Giêng mới lên đường. Vì vậy, từ lâu trong tâm thức người Việt, rằm tháng Giêng đã có ý nghĩa không khác gì ngày Tết Nguyên đán.
  
tnt2

Tết Nguyên Tiêu là một trong những ngày tết truyền thống của Trung Quốc, cũng là ngày cuối trong cả dịp Tết Xuân. Tết nhằm ngày Rằm tháng giêng là đêm trăng tròn đầu tiên trong năm mới theo Âm lịch. Đêm hôm đó, ở Trung Quốc có tục reo thả hoa đăng, vì vậy Tết Nguyên Tiêu còn gọi là tết “Hoa Đăng”.
Ở Việt Nam ta, Rằm tháng Giêng hiểu một cách đơn giản là ngày Rằm lớn. Ngày này có 3 lễ cúng: Một là lễ cúng khởi năm đón lộc cầu may. Hai là Tết ăn lại (Tết bù) cho nhà nào dịp Tết Nguyên đán có người đau yếu, tang ma không kịp ăn Tết, nay khỏe mạnh trở lại, mọi người thư thả thì ăn bù, đi chúc Tết lại nhau một cách cởi mở, không phải kiêng khem gì. Trước đây Rằm tháng Giêng còn thường gọi là Tết muộn, để những nhà khá giả tiếp tục ăn Tết, thưởng mai - đào nở muộn. Lễ thứ 3 là cúng sao giải hạn .
Rằm tháng Giêng là ngày đức Phật giáng lâm tại các chùa, nhiều chùa lập đàn Thất châu Dược sư, khai kinh và tụng kinh Dược Sư khuyên các Phật tử cùng tụng niệm hồi hướng công đức để thế giới được an lành, chúng sinh an lạc. Với một số nhà tâm linh, ngày này còn là ngày vía thiên quan nên các đền chùa làm lễ cầu an , dâng sao giải trừ tai ách cho năm mới. Do đó, từ sau Tết Nguyên đán, ngày 14, hoặc chính Rằm người dân đã tấp nập đến chùa lễ Phật, cầu bình an, khỏe mạnh, hạnh phúc… cho cả năm.



   

No comments:

Post a Comment