Người đã từng một thời trị nước an dân. Quê ở Hồng Châu (thuộc vùng Bình Giang và Ninh Giang tỉnh Hải Dương).
Ông vốn con nhà hào phú. Hồi bấy giờ nước ta bị nhà Đường đô hộ, nhưng thế nhà Đường đã suy, các hào kiệt dấy binh chống lại. Khúc Thừa Dụ được suy tôn làm lãnh tụ. Ông lãnh đạo thành công việc đánh đuổi bọn quan lại đô hộ rồi nắm chính quyền vào năm Bính Dần 906, nhưng vẫn xưng là Tỉnh Hải độ sứ.
Việt sử thông giám cương mục (Tiền biên, quyển 5) viết: "Họ Khúc là một họ lớn lâu đời ở Hồng Châu. Khúc Thừa Dụ tính khoan hòa, hay thương người, được dân chúng suy tôn. Gặp thời buổi loạn lạc, nhân danh là hào trưởng một xứ, Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ...".
Sau khi đã nắm được quyền lực thực tế trên đất Tĩnh Hải quân, ông đã cho xây dựng chính quyền dựa trên danh xưng của chính quyền đô hộ n
hà Đường, nhưng thực chất là một chính quyền độc lập và do người Việt quản lý. Ông khéo léo dùng danh nghĩa "xin mệnh nhà Đường" buộc triều đình nhà Đường phải công nhận chính quyền của ông.
hà Đường, nhưng thực chất là một chính quyền độc lập và do người Việt quản lý. Ông khéo léo dùng danh nghĩa "xin mệnh nhà Đường" buộc triều đình nhà Đường phải công nhận chính quyền của ông.
Con Khúc Thừa Dụ, thay cha làm tiết độ sứ vào năm Đinh Mão 907, hết lòng chăm lo việc dân nước. Bấy giờ, nhà Hậu Lương bên Trung Quốc vẫn lăm le đánh chiếm nước ta, ông cho con là Khúc Thừa Mỹ đi sứ để kết tình hữu nghị và dọ thám tình hình của quân giặc.
Ông lại khéo dùng người, thuộc hạ ông có Dương Diên Nghệ là tướng lãnh xuất sắc. Do đó, trong suốt thời gian ông cầm quyền, nước yên trị, nhà Hậu Lương không làm gì được đất nước ta.
Năm Đinh Sửu 917 ông mất, con là Khúc Thừa Mỹ nối nghiệp.
Về nội trị
Khúc Hạo được đánh giá là nhà cải cách hành chính đầu tiên ở Việt Nam. So với thời Cao Biền, số đơn vị hành chính thời Khúc Hạo được tăng lên gấp đôi. Như vậy về chiều rộng, chính quyền trung ương đã vươn tới nhiều nơi hơn trên địa bàn cai trị. Việc đưa nhân khẩu vào quản lý chặt chẽ hơn tại các đơn vị hành chính tạo điều kiện tăng cường nhân lực cho các hoạt động kinh tế, quân sự của chính quyền.
Vào thế kỷ 10, trong khi các hào trưởng địa phương ít nhiều có xu hướng độc lập, cát cứ với chính quyền trung ương (ngay cả các triều đại Ngô, Đinh sau đó cũng vậy), Khúc Hạo đã khéo léo dựa vào họ để củng cố chính quyền cơ sở.
Cuộc cải cách của ông tạo cơ sở kinh tế, xã hội vững chắc cho nền độc lập, tự chủ của người Việt sau này.
Hoàn cảnh lịch sử khi Khúc Hạo cầm quyền có khó khăn hơn nhiều so với các triều đại sau này, vì Việt Nam vừa thoát ra khỏi sự ràng buộc với Trung Quốc và trên danh nghĩa chưa được là chư hầu của Trung Quốc (giống các triều đại sau), mà vẫn đang là một “quân” (đơn vị hành chính lúc đó), một bộ phận cấu thành Trung Quốc.
Hiểu rõ thời cuộc, tự biết thực lực của mình, Khúc Hạo đã sáng suốt không xưng đế hay xưng vương để gây sự chú ý của phương bắc, dù khi đó tại các vùng lãnh thổ liền kề trở lên trên phía bắc, những người cai quản các phiên trấn lũ lượt xưng đế hiệu hoặc vương hiệu. Tuy vậy, đời sau vẫn nhìn nhận hành động, công trạng của ông không kém gì một vị đế vương của Việt Nam. Ông là người có công lao nổi bật nhất trong 3 đời họ Khúc xây dựng nền tự chủ.
Chính việc “im hơi lặng tiếng” của ông, không hùa theo những tiếng trống đế vương gõ rộn ràng ở phương bắc lúc đó giúp ông có có thời gian củng cố chính quyền, nuôi dưỡng sức dân, tạo cơ sở cho những người đi tiếp đưa lịch sử Việt Nam thẳng tiến về thế và lực. Công cuộc cải cách hành chính của Khúc Hạo được các nhà sử học nhận định là đã mở ra một thời kỳ phát triển mới của xã hội Việt Nam mà các triều đại sau đó sẽ hoàn thành.
Thành quả của ông tuy không được Khúc Thừa Mỹ kế tục xứng đáng để gìn giữ nhưng sau này có Dương Đình Nghệ lấy lại và sau đó nữa, họ Ngô đã xưng vương rồi từ họ Đinh trở đi đã xưng đế, chính thức trở thành nước độc lập. Lúc họ Đinh xưng đế, dù Trung Quốc đã nhất thống trở lại dưới tay nhà Tống, biên giới đã liền kề nhưng không thể chiếm lại Việt Nam như nhà Đường được nữa. Hiển nhiên đó là nhờ tài năng, công trạng của những người cầm quyền về sau nhưng cơ sở ban đầu không thể không nói đến ông. Không phải ngẫu nhiên mà họ Khúc và Dương Đình Nghệ đương thời cùng làm Tiết độ sứ, nhưng đời sau tôn họ Khúc là Khúc vương còn Dương Đình Nghệ chỉ được gọi là Dương công.
No comments:
Post a Comment