Vua Duy Tân bị bắt đi đày, người Pháp cho Nam triều tôn ông Nguyễn Bửu Đảo lên ngôi, lấy hiệu là Khải Định, vào lúc ông 32 tuổi.
Bửu Đảo là con vua Đồng Khánh. Khi nhà Vua này mất, ông còn nhỏ tuổi nên không được kế vị. Ông sinh nǎm 1884, con trai vua Đồng Khánh và bà Dương Thị Thục, nǎm 1906 được phong là Phụng Hóa Công. Việc ông lên ngôi, cũng không hoàn toàn suôn sẻ. Vì sau khi buộc tội Duy Tân, thực dân Pháp đã có ý muốn xóa bỏ nền quân chủ ở Việt Nam nhưng các triều thần, nhất là thượng thư Nguyễn Hữu Bài không chịu nên chúng phải chiều theo ý kiến và đưa Bửu Đảo lên ngôi.
Thời gian còn là Phụng Hóa Công, Khải Định rất ham mê cờ bạc. Nhưng cái tài cờ bạc của ông không cao lắm, nên thường xuyên bị thua, có khi phải cầm bán cả những đồ dùng và những người hầu hạ (nhường cho kẻ khác để lấy tiền), bù vào lúc túng quân. Vợ ông là con gái của quan đại thần Trương Như Cương, luôn luôn bị buộc về xin tiền của bố mẹ để gán nợ rồi lại đánh bạc tiếp. Người vợ này đã bị cha mẹ mắng mỏ nhiều lần song cứ phải chiều theo ý ông.
Lên ngôi vua, trước những gương của Thành Thái, Duy Tân, tất nhiên Khải Định không dám có thái độ gì với người Pháp. Mọi quyền hành đều do Pháp nắm, ông chẳng có chút quyền hạn nào. Nhưng Khải Định không đến nỗi như cha ông là Đồng Khánh xưa kia, hết sức chiều chuộng người Pháp. Ông cố giữ một tư cách nhất định, gây chút cảm tình với họ, Khải Định kết thân với khâm sứ (Charles) Sác-lơ để gởi gắm con mình (tức là Bảo Đại sau này) cho vợ chồng Sác-lơ dạy dỗ.
Khải Định là một ông vua không được cảm tình của dân chúng. ở Huế nhân dân đã truyền tụng câu ca dao phổ biến về Khải Định:
"Tiếng đồn Khải Định nịnh Tây
Nghề này thì lấy ông này tiên sư"
Nghề này thì lấy ông này tiên sư"
Ngày 20-5-1922, Khải Định sang Pháp dự hội chợ thuộc địa ở Mác-xây. Đây là lần đầu tiên một ông vua triều Nguyễn ra nước ngoài. Chuyến đi công du của Khải Định đã làm dấy lên nhiều hoạt động của người Việt Nam yêu nước nhằm phản đối ông. Nhà chí sĩ Phan Chu Trinh đã gửi một bức thư dài vạch tội của ông, thường gọi là thư Thất điều (Phan Bội Châu đã nhắc đến việc này: "Thư thất điều đón giá như Tây, uy sấm sét chẳng kinh mà chẳng sợ". Trong thư ấy, Phan Chu Trinh gọi thẳng là Bửu Đảo, chứ không gọi là vua Khải Định. Tại Pháp, trên tờ báo Người cùng khổ, Nguyễn A'i Quốc có một loạt bài chế giễu Khải Định và còn viết vở kịch: Con rồng tre, diễn ở ngoại ô Paris, vạch rõ bản chất bù nhìn của Khải Định. ở Pháp về tháng 9 nǎm 1924, Khải Định còn lo tổ chức lễ tứ tuần đại khánh rất lớn và vô cùng tốn kém, bắt nhân dân khắp nơi gửi quà mừng. Sau lễ mừng thọ, ngân sách Nam triều kiệt quệ, Khải Định cho tǎng thêm 30% thuế điền. Ngô Đức Kế đã làm bài thơ liên châu (4 bài liên tiếp) thẳng thắn đả kích:
Ai về địa phủ hỏi Gia Long
Khải Định thằng này phải cháu ông?
Một lễ tứ tuần vui lũ trẻ
Trǎm gia ba chục khổ nhà nông
Mới rồi ngoài Bắc tai liền đến
Nǎm ngoái sang Tây ỉa vãi cùng?
Bảo hộ trau rồi nên tượng gỗ
Khải Định thằng này phải cháu ông?
Một lễ tứ tuần vui lũ trẻ
Trǎm gia ba chục khổ nhà nông
Mới rồi ngoài Bắc tai liền đến
Nǎm ngoái sang Tây ỉa vãi cùng?
Bảo hộ trau rồi nên tượng gỗ
Về đời tư, vì bất lực, không có con nên Khải Định đã phải tìm cách sao cho có được một đứa bé để nối dõi tông đường. Trường hợp bà Hoàng Thị Cúc sinh ra Vĩnh Thụy đã là một cớ cho nhiều chuyện xôn xao đồn đại, trong hoàng tộc, làm cho Khải Định phải đau đầu, song ông phải cắn rǎng chịu đựng. Đối với những bà vợ, phải công nhận là Khảí Định đã cố gắng giữ được ân tình. Bà vợ họ Trương ngày xưa bị ông bắt về xin bố mẹ tiền, sống với ông không có hạnh phúc từ thuở thiếu thời, ông vẫn giành cho cái chức Hoàng quý phi dù bà đã dứt tình đi tu. Bà Hoàng Thị Cúc, dù xuất thân là con người dân dã, không được cưới hỏi một cách đàng hoàng, đã sinh được Vĩnh Thụy, nên được ông giành cho tất cả quyền lợi, để sau này thành bà Từ Cung, đóng vai trò mẫu nghi thiên hạ. Dư luận dân chúng còn bất bình với Khải Định về trang phục của ông. Khải Định ǎn mặc quần áo rất lòe loẹt, không tuân theo y phục hoàng bào truyền thống của các vua chúa. Chít khǎn vàng, đội non, đeo hạt xoàn của phụ nữ. Trên báo chí đương thời, đã có những bài thơ đả kích lối ǎn mặc này.
Lǎng Khải Định khác hẳn các lǎng tẩm xưa nay và đã trở thành vấn đề thảo luận của nhiều người cả dư luận chung và trong giới chuyên môn kiến trúc. Người chê lǎng Khải Định là lai cǎng, song có người lại cho là khác lạ.
Tóm lại, Khải Định là một ông vua trẻ bất lực cả trong đời thường và trong sinh hoạt chính trị, vǎn hóa. Khải Định qua đời ngày 6-11-1925 khi mới 41 tuổi có 12 vợ nhưng vô sinh. Đông cung thái tử Vĩnh Thụy là con người khác được vua nhận là con mình.
No comments:
Post a Comment