'cookieChoices = {};'

Thursday, August 28, 2014

Vũ điệu Valse

Nguồn Gốc Valse


Nguồn gốc của điệu Slow Valse:
Điệu nhảy Waltz và lịch sử phát triển Trước khi cách mạng Pháp nổ ra, các phong cách khiêu vũ trau chuốt trong chốn cung đình Pháp đã thống trị toàn châu Âu. Khi chấm dứt thời kỳ cách mạng Pháp, Áo trở thành điểm hội tụ của văn hoá âm nhạc và văn chương của châu Âu. Người ta quan tâm nhiều hơn tới các điệu nhảy và Landler di chuyển từ vùng nông thôn tới những phòng khách sang trọng – nơi nó được chải chuốt và tinh lọc. Nó nhanh chóng trở nên được ưa chuộng ở nhiều nơi ở Đức và Áo với nhiều biến thể theo tên khu vực địa phương. Điệu nhảy “Landl ob der Enns” trong tầng lớp thượng lưu Áo trở nên rất phổ biến dưới cái tên viết tắt là “Landler”. Ban đầu người ta nhảy Landler với những đôi giày nặng và có những bước nhảy lò cò, vỗ tay và giậm chân và những vòng quay dưới tay phức tạp. Tuy nhiên vào những năm 1800, Landler được mô tả là được thể hiện với những đôi giày nhẹ hơn và có những chuyển động quay lướt khá nhanh như Waltzen nhưng với nhịp độ chậm hơn. Tên điệu nhảy được đổi thành Walzer do tính chất lướt và trượt của nó, sau đó từ này được rút gọn thành Waltz như ngày nay trên khắp châu Âu. Waltz là điệu nhảy đầu tiên sử dụng tư thế đóng trong một khoảng thời gian dài. Nhiều nơi điệu Waltz còn bị cấm trong các ballroom công cộng trong nhiều năm. Sự phổ biến của Waltz cuối cùng cũng đã vượt qua được những hạn chế và chống đối. Tư thế đóng mặt-đối-mặt trở thành tiêu chuẩn cho phong cách khiêu vũ ballroom và được sử dụng trong đa số các điệu nhảy phát triển trong thời kỳ này.

Điệu múa dân gian Đức (Allemande) được mọi người công nhận là một trong những tổ tiên của vũ điệu valse. Ban đầu, người ta nhảy chậm chạp theo nhịp điệu nhị phân, sau đó, nhịp độ ba thì đã cho vũ điệu này tính cách thật sống động hơn.
Điệu nhẩy Ländler khởi thủy được nhẩy ở ngoài trời hay trong các quán ăn bình dân ở thôn làng. Ngày nay điệu Ländler này vẫn còn được thịnh hành trong các lễ hội bình dân. Cũng giống như trong điệu múa dân gian Allemande, những cặp đôi trai gái gắn chặt vào nhau quay chạy nhưng phong cách kém trang nhã hơn trong nhịp điệu 3 thì khá nhanh.

Những nhạc cụ được xử dụng là một cây accordéon nguyên thủy, một chiếc kèn harmonica, một chiếc đàn đàn xita (zither) và một cây đàn dulcimer (hơi giống như cây đàn xita). Cho tới thế kỷ thứ XIX người ta còn xử dụng một chiếc lá cây lê đặt trên môi trên để thổi , chiếc lá lê này nay đã được thay thế bằng một chiếc lá nhân tạo cũng có hình lá cây lê, âm thanh vang ra khi được thổi trên viền chiếc lá.
Các điệu Hoppaldei, Dreher, Schleifer, Deutschen (tên mà các nhạc sĩ Schubert và Lanner đã đặt cho những bản Valse đầu tiên của họ) là những điệu múa nông dân khác cũng với từng cặp trai gái gắn chặt vào nhau quay chạy.

Tại Triều Đình Áo Ở Vienne Vào Thế Kỷ thứ XVIII ...

Các điệu valse - Walzer - xuất hiện trong thế kỷ XVIII và đề cập đến dáng điệu cuối cùng của những điệu nhẩy Ländler. Cũng rất có thể là vũ điệu Valse đã được phát triển từ điệu Allemande tại các thành phố và từ vũ điệu Ländler ở các vùng nông thôn .

Tiếp đó, các điệu múa nông dân này đã gây cảm hứng cho nhà soạn nhạc tại Vienne, thủ đô nước Áo, vào cuối thế kỷ thứ mười tám.
Các nhạc sĩ Mozart , Haydn, Beethoven, những bản nhạc valse đầu tiên của họ với thể dạng vẫn chưa có gì chắc chắn, để dần dần , người nghe thậm chí không cần gì phải lão luyện cũng có thể xác định nhịp điệu đặc trưng của điệu nhảy: một sự nhấn mạnh trên nhịp thấp ở ngay thì đầu tiên để tiếp theo đó là hai hợp âm.
Franz Schubert là nhạc sĩ đầu tiên ấn định khuôn mẫu này trong các tác phẩm dương cầm . Ông cũng đã viết nhiều bài sưu tập về vũ điệu Valse để bổ sung cho nguồn thu nhập và cũng để giải trí bạn bè của mình.



Sau khi những người trong họ Strauss biến dạng, thủ đô Áo, Vienne vẫn tiếp tục nhẩy vũ điệu Valse. Hàng trăm buổi dạ vũ mở ra mỗi năm và trong số những buổi đại dạ vũ đó có đại dạ vũ Opernball. Năm 1877 đã diễn ra buổi đại dạ vũ đầu tiên với sự tham dự của tất cả các giới vương giả trên toàn thế giới. Về sau này, buổi đại dạ vũ này là nơi ăn chơi hò hẹn của giới phú qúy giầu sang. Trong những năm 1980, Opernball trở thành nơi của tả phái để phản đối sự khoe khoang sự giầu sang này.


Tại Vienna, khi điệu Waltz ngày càng phát triển dẫn đến sự thay đổi về nhịp độ (tempo). Johann Strauss (1825-1899) đã kế tục cha – một “Hoàng đế của điệu Waltz ở thành Vienna” đã tăng thêm các phách trong một nhịp và từ đó ra đời điệu Viennese Waltz như thế giới đều biết tới ngày nay, điệu nhảy này đòi hỏi sự khéo léo và khả năng chịu đựng. Viennese Waltz ngự trị trong các ballroom cho tới Đại chiến thế giới lần thứ nhất, khi mà tất cả những gì liên quan tới Đức đều bị ghét cay ghét đắng ở châu Âu và Mỹ. Một dạng chậm hơn của Viennese Waltz được thực hiện khoảng 90 phách trong một phút phát triển ở Mỹ năm 1870 và được gọi là Boston. Phiên bản vẫn duy trì những hình điệu quay đặc trưng và thêm vào các bước mới, tay của những người nhảy đặt lên hông nhau. Điệu Boston có những đặc trưng của điệu nhảy ballroom đầu tiên với hai chân song song chứ không xoay ra ngoài như ballet. Vào khoảng năm 1910, Boston đã được giới trẻ Anh chấp nhận và trở nên thịnh hành cho tới khi thoái trào khoảng năm 1914. Tháng 12 năm 1922 điệu Waltz chậm hay còn gọi là English Waltz được đưa vào giải khiêu vũ vô địch thế giới.
 Ngày nay điệu nhảy này là điệu nhảy được chú trọng nhất trong các giải thi đấu mặc dù sự kết hợp các bước nhảy tương đối đơn giản. Đây là điệu nhảy du dương nhất trong các điệu nhảy tiêu chuẩn. Tốc độ điệu nhảy này bằng khoảng một nửa điệu Viennese Waltz. Các nhóm biểu diễn khiêu vũ như Irene và Vernon Castle đã đưa thêm các hình điệu mới mà không thể thực hiện được trong nhịp độ nhanh của Viennese Waltz. Điệu Waltz châu Mỹ chậm hơn và do đó ít gây lỗi hơn điệu Viennese Waltz. Nhạc Waltz chậm là nhạc 3/4 với 3 phách bằng nhau trong một nhịp. Nốt đầu tiên của nhịp được nhấn. Người nhảy cần nghe được nốt nhấn này để xác định bước nhấn này (1 hoặc “boom”). Ta có thể đếm là “một hai ba” hay “boom cha cha”. Trong Waltz chậm, mỗi lần đếm tương đương với một chuyển động liên quan của chân. Cho dù có nốt nhấn song mỗi nốt vẫn có trường độ bằng nhau.

No comments:

Post a Comment