'cookieChoices = {};'

Tuesday, October 7, 2014

Bảo tàng viện da đỏ (Plains Indians Museum)

Tôi và người tình trăm năm đã đến đây thăm viếng, trước khi lên đường đi tham quan công viên quốc gia Yellowstone, hẻm núi vàng.

Trung tâm lịch sử Buffalo Bill có 5 khu riêng biệt: bảo tàng viện Buffalo Bill (Buffalo Bill Museum), bảo tàng viện da đỏ vùng đồng bằng (Plains Indians Museum), Phòng triển lãm nghệ phẩm miền Tây (Whitney Gallery of Western Art), Bảo tàng viện súng của Cody (Cody Firearms Museum), và Bảo tàng viện lịch sử tự nhiên (Draper Museum of Natural History).
Trong entry trước tôi đã chia sẻ với các bạn một số hình ảnh thú vật của vùng rừng núi Yellowstone, Vườn quốc gia đầu tiên của Mỹ.
Ngoài khu Bảo tàng lịch sử thiên nhiên miền Tây, trung tâm còn 4 Bảo tàng viện khác với nhiều đồ vật diễn tả đời sống và văn hóa của vùng này. Đặc biệt phòng triển lãm nghệ thuật có nhiều tác phẩm về danh lam thắng cảnh Yellowstone rất đặc sắc.
Trong entry nầy mời các bạn thưởng thức một số tác phẩm nghệ thuật diễn tả văn hoá, lịch sử và nói chung nếp sống của người da đỏ vùng đồng bằng miền Tây Hoa Kỳ, được trưng bày tại Bảo tàng viện da đỏ vùng đồng bằng (Plains Indians Museum).
Tượng cô gái da đỏ Sacagawea, một phiên dịch viên cho phái đoàn thám hiểm của Lewis và Clark, được đúc đứng cùng đứa con trai nhỏ trong cơn gió lốc đang thổi mạnh. Jackson là một điêu khắc gia sống tại thành phố Cody.
Bảo tàng viện nầy trưng bày nhiều tác phẩm diễn đạt văn hóa, truyền thống, giá trị và lịch sử của các bộ lạc da đỏ sống trong vùng đồng bằng miền Tây Hoa Kỳ, thuộc các bộ lạc Lakota, Crow, Arapaho, Soshone va Cheyenne.
Trong sân ngoài bảo tàng viện có trưng bày một số tác phẩm nổi tiếng của người Mỹ như Sacagawea của Harry Jackson (1980) và nhiều điêu khắc gia khác.
Tượng đồng Crazy Horse một lãnh tụ chiến tranh của da đỏ, do điêu khắc gia R.V. Greeve thực hiện năm 1997.
Greeve ngưỡng mộ lãnh tụ da đỏ có tầm nhìn xa trông rộng và một tướng lãnh tài ba của người da đỏ. Ông tuyên bố: “Crazy Horse (Ngựa điên) là một người Mỹ anh hùng (American hero). Ông không chiến đấu cho ngọn cờ Hoa Kỳ, nhưng ông đã hy sinh cuộc đời và tánh mạng cho mảnh đất chúng ta gọi là Mỹ Quốc.”
Tượng những người vô danh (The Unknown) của Greeve năm 1985 diễn tả nhiều người da đỏ nhìn ngơ ngác một thế giới quá bí hiểm đối với họ. 
Tác phẩm “Buffalo Prayer”, tạm dịch là Nguyện Cầu của điêu khắc gia James Earle Fraser, năm 1917. Trong tác phẩm này Fraser diễn tả một thầy phù thủy của mọi da đỏ nguyện cầu cho bầy bò rừng trở về.
Tượng “Change of seasons”, tạm dịch đổi mùa do điêu khắc gia T.D. Kelsey thực hiện năm 1994. Hai con bò rừng đang rụng lông mùa đông, chuẩn bị cho mùa xuân và hè trời nóng..
Sinh hoạt của người da đỏ. Khi chuẩn bị dời trại, người đàn bà da đỏ có nhiệm vụ nội trợ sắp xếp tất cả lên xe. Người đàn ông là chiến sĩ, chỉ lo đánh giặc, bảo vệ đoàn người, giao việc nội tướng cho đàn bà.






No comments:

Post a Comment