Là loài động vật có vú ăn thịt lớn nhất trên đất liền, Gấu Bắc Cực sinh sống trên lãnh thổ của 5 quốc gia Alaska, Canada, Greenland, Svalbard (Na Uy) và Liên bang Nga. Với ước tính số lượng khoảng 16000 đến 35000 và có đến 60% sinh sống ở Canada
Gấu Bắc Cực có bộ lông không thấm nước, lông của chúng không phải là màu trắng mà là không màu và rỗng. Lông gấu Bắc cực hấp thụ mạnh tia tím và tia cực tím nên da chúng thông thường có màu vàng.Lớp mỡ dày đến 10cm giúp chúng giữ ấm, chống lại cái rét có khi đến -40°C
Gấu Bắc cực không có lông mi vì lông mi có thể đóng băng trên mắt khi nhiệt độ dưới 0°C, thay vào đó ,chúng có màng mi mắt thứ ba giống mắt mèo
Gấu Bắc Cực đực trưởng thành nặng từ 400 đến 600kg , đôi khi có trường hợp ú hơn 800kg
Con cái trọng lượng chỉ bằng nửa con đực : 200 đến 300kg, con đực trưởng thành dài khoảng 2,4m đến 2,6m, con cái 1,9m đến 2,1m
Gấu Bắc Cực trú ngụ là các mảng băng tạo thành mũi băng quanh cực Bắc , chúng hay xuất hiện ở ria các mũi băng , cạnh các dải nước để săn Hải Cẩu , nguồn thức ăn chính của chúng.
Chúng dành phần lớn thời gian đi lại trên băng, khi tránh những cơn bão tuyết chúng đào hang trú ẩn tạm thời.
Gấu cái mang thai quay vào đất liền , đào hang chuẩn bị sinh con, nhiệt độ trong hang ấm hơn bên ngoài đến 40°C, thường thì sinh đôi, gấu con mới sinh rất bé, chỉ nặng khoảng 6 đến 700g, chúng lớn nhanh nhờ sữa mẹ giàu vitaminA. Sau vài tháng được gấu mẹ chăm sóc gấu con ra khỏi hang khám phá thế giới cùng mẹ khi đã nặng khoảng 9 đến 11kg, trong năm đầu tiên, gấu con không có khả năng sống sót nếu không có mẹ, chúng bú mẹ đến 21 tháng tuổi và rời khỏi mẹ khi răng sữa được thay thế bằng răng vĩnh viễn và đã học được 1 số kỹ năng săn mồi từ mẹ.
Thức ăn chính của gấu Bắc Cực là Hải Cẩu, có ý kiến cho rằng không có loài động vật này, gấu Bắc Cực khó có thể tồn tại. Đến mùa hè, không có Hải Cẩu để săn, chúng trở nên ăn tạp ,chúng ăn bất cứ thứ gì nó săn được, như hải cẩu, voi biển, chim, cua, các loài giáp xác, cá voi, thỉnh thoảng chúng ăn thịt cả đồng loại, và kể cả con người nếu gặp .
Năm 1965 các quốc gia có ranh giới giáp Bắc Cực đã tổ chức cuộc họp và nhất trí công bố tầm quan trọng của Gấu Bắc Cực, đồng thời nghiêm cấm việc săn bắt gấu cái đang nuôi con.
No comments:
Post a Comment