Đó là ngôi nhà vua Gia Long cho xây vào cuối thế kỷ 18 ở vùng Thị Nghè để làm nơi ở của giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine), còn gọi là dinh Tân Xá, với dáng dấp cổ kính phương Đông.
Có tài liệu ghi ngôi nhà được xây khoảng năm 1790 đến 1794. Ngôi nhà làm bằng gỗ, một trong những công trình kiến trúc cổ có niên đại xưa nhất tại TP. HCM với tạo hình mỹ thuật vuông vức 136 m2, gồm 3 căn, 2 chái, 6 hàng cột (mỗi hàng 6 cây cột). Mái nhà lợp bằng ngói âm dương, riềm mái trước bằng ngói tráng men xanh, đặc biệt trên đỉnh có phù điêu hình hai con rồng chầu một chiếc Thánh giá rất hiếm thấy.
Kết hợp hình tượng tôn giáo phương Tây và tín ngưỡng phương Đông?
Về ý nghĩa của bức phù điêu trên đã có một số nhận xét khác nhau. Có nhà nghiên cứu cho rằng đó là sự kết hợp giữa hình tượng của tôn giáo phương Tây buổi đầu hội nhập với tín ngưỡng phương Đông (rồng + thánh giá). Chúng ta ai cũng biết rằng, rồng là một trong tứ linh (lân, long, quy, phụng) được xem trọng và có vị trí đặc biệt trong các thú linh ở các quốc gia phương Đông. Ở Việt Nam rồng là một trong các biểu tượng văn hóa cổ, được dùng để đặt tên cho nhiều nơi. Trên các đồ sứ cổ, trong các hình trang trí ở cung điện đền chùa Việt Nam ẩn hiện hình bóng rồng. Thân thiết từ bao đời như thế nên rồng gắn liền với đời sống tinh thần của người Việt. Có lẽ để tạo hình mỹ thuật cho ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn nói trên, nhà kiến trúc đã nghĩ đến việc đưa rồng tiếp cận với chiếc thánh giá để giúp cho toàn cục của phù điêu trở nên mềm mại và hợp nhãn hơn với người Việt Nam.
Về ý nghĩa của bức phù điêu trên đã có một số nhận xét khác nhau. Có nhà nghiên cứu cho rằng đó là sự kết hợp giữa hình tượng của tôn giáo phương Tây buổi đầu hội nhập với tín ngưỡng phương Đông (rồng + thánh giá). Chúng ta ai cũng biết rằng, rồng là một trong tứ linh (lân, long, quy, phụng) được xem trọng và có vị trí đặc biệt trong các thú linh ở các quốc gia phương Đông. Ở Việt Nam rồng là một trong các biểu tượng văn hóa cổ, được dùng để đặt tên cho nhiều nơi. Trên các đồ sứ cổ, trong các hình trang trí ở cung điện đền chùa Việt Nam ẩn hiện hình bóng rồng. Thân thiết từ bao đời như thế nên rồng gắn liền với đời sống tinh thần của người Việt. Có lẽ để tạo hình mỹ thuật cho ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn nói trên, nhà kiến trúc đã nghĩ đến việc đưa rồng tiếp cận với chiếc thánh giá để giúp cho toàn cục của phù điêu trở nên mềm mại và hợp nhãn hơn với người Việt Nam.
Một lẽ nữa, tác giả của bức phù điêu chắc hẳn cũng đã chiêm nghiệm về vị trí nhạy cảm khi đặt rồng và thánh giá lên nóc của ngôi nhà. Vì vị trí đó dễ thấy từ xa cũng như dễ gây ấn tượng khi lại gần, cho nên đã nghiên cứu làm sao cho người Việt bấy giờ nhìn lên không cảm thấy xa lạ. Vậy thì dùng hình tượng rồng quen thuộc trong tâm thức và đời sống tinh thần của người Việt đặt bên trên thánh giá để cây thánh giá không đơn lẻ mà trở nên gần gũi hơn trong bước đầu tiếp nhận một tôn giáo mới vào sinh hoạt cộng đồng của xứ mình chăng? Dẫu sao đi nữa, phù điêu hai con rồng uốn lượn quanh cây thánh giá trên nóc ngôi nhà cũng là một nét độc đáo mang ý hướng “Việt Nam hóa” những giá trị thiêng liêng tiếp nhận từ bên ngoài vào. Vấn đề thiết tưởng vẫn đang chờ đợi được tiếp tục nghiên cứu thêm.
Công trình kiến trúc cổ hiếm hoi còn nguyên vẹn
Khi giám mục Bá Đa Lộc mất, dinh Tân Xá được giao lại cho linh mục Liot. Sau ngày linh mục Liot qua đời vào đầu thế kỷ 19, dinh này đóng cửa suốt khoảng nửa thế kỷ và vẫn còn nằm ở khu vực rạch Thị Nghè. Về sau, khi Thảo Cầm Viên – Sài Gòn khởi công xây dựng, dinh Tân Xá nằm trong phần đất quy hoạch của Thảo Cầm Viên nên phải dời đến vùng đất của các linh mục thừa sai, nằm sâu về hướng công viên trước dinh Norodom (tức dinh Độc Lập, nay là dinh Thống Nhất).
Đến thế kỷ 20, lúc Tòa Giám mục (nay là Tòa Tổng giám mục) xây xong ở vị trí sâu hơn về phía chợ Vườn Chuối, ngôi nhà gỗ dinh Tân Xá lại dời vào đó và dùng làm Nhà nguyện. Đến nay, dinh Tân Xá vẫn còn được giữ gìn trong khuôn viên Tòa Tổng giám mục số 180 đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP. HCM. Những năm đầu thế kỷ 21, trong đợt điều tra các công trình kiến trúc cổ trên địa bàn TP. HCM do ngành văn hóa tiến hành đã đưa dinh Tân Xá vào danh sách 57 công trình cần khảo sát để đề xuất lập hồ sơ công nhận di tích. Xét ra, đây là kiến trúc cổ cần lưu tâm, vì thứ nhất, ngôi nhà là một trong những công trình kiến trúc có niên đại tạo lập xấp xỉ 100 năm trở lên. Thứ hai, có nhiều công trình hội đủ điều kiện này nhưng rất tiếc một số chỉ còn lại địa điểm “đặt viên đá đầu tiên” với tên gọi xưa, chứ nội dung kiến trúc cổ đã bị hủy hoại, hoặc bị xây mới khác với tạo hình lẫn kích thước, chất liệu khác ngày trước. Còn dinh Tân Xá thì vẫn giữ được cho chúng ta ngày nay những đường nét kiến trúc mỹ thuật có từ hơn 200 năm trước.
Đến thế kỷ 20, lúc Tòa Giám mục (nay là Tòa Tổng giám mục) xây xong ở vị trí sâu hơn về phía chợ Vườn Chuối, ngôi nhà gỗ dinh Tân Xá lại dời vào đó và dùng làm Nhà nguyện. Đến nay, dinh Tân Xá vẫn còn được giữ gìn trong khuôn viên Tòa Tổng giám mục số 180 đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP. HCM. Những năm đầu thế kỷ 21, trong đợt điều tra các công trình kiến trúc cổ trên địa bàn TP. HCM do ngành văn hóa tiến hành đã đưa dinh Tân Xá vào danh sách 57 công trình cần khảo sát để đề xuất lập hồ sơ công nhận di tích. Xét ra, đây là kiến trúc cổ cần lưu tâm, vì thứ nhất, ngôi nhà là một trong những công trình kiến trúc có niên đại tạo lập xấp xỉ 100 năm trở lên. Thứ hai, có nhiều công trình hội đủ điều kiện này nhưng rất tiếc một số chỉ còn lại địa điểm “đặt viên đá đầu tiên” với tên gọi xưa, chứ nội dung kiến trúc cổ đã bị hủy hoại, hoặc bị xây mới khác với tạo hình lẫn kích thước, chất liệu khác ngày trước. Còn dinh Tân Xá thì vẫn giữ được cho chúng ta ngày nay những đường nét kiến trúc mỹ thuật có từ hơn 200 năm trước.
Bá Đa Lộc và Hoàng Tử Cảnh
Bá Đa Lộc còn gọi là Cha Cả (tức Pigneaux de Béhaine) sinh tại Pháp năm 1741, thụ phong linh mục năm 24 tuổi (1765), sau đó được cử sang Việt Nam, vào Đàng Trong truyền đạo Thiên Chúa và được phong giám mục hiệu tòa Adran. Theo Từ điển Sài Gòn – TP.HCM thì Bá Đa Lộc được Nguyễn Ánh (vua Gia Long) ủy nhiệm đem hoàng tử Cảnh sang cầu viện với triều đình Pháp giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn (năm 1787). “Nhưng do khó khăn nên Pháp không thi hành được theo hiệp ước. Ông đã vận động một số người Pháp bỏ tiền mua tàu chiến, vũ khí, mướn lính đánh thuê sang giúp Nguyễn Ánh. Từ đó, được Nguyễn Ánh tin dùng, được xem như “một thứ Bộ trưởng Chiến tranh và Bộ trưởng Ngoại vụ” của Nguyễn Ánh (lời của nhà sử học C. Maybon)”. Bá Đa Lộc là tác giả cuốn từ điển viết tay Việt – Latinh (Dictionarium Annamitico – Latinum). Ông chết ở cửa Thị Nại (Quy Nhơn) vì bệnh năm 1799, lúc 58 tuổi.
Ngoi nha nay dang duoc tu sua lai ( dot 4), trong khuon vien toa Tong Giam Muc SG , so 170 ( o nho ro ) Nguyen Dinh Chieu q .3
Hanh La
No comments:
Post a Comment