(thời Trần),
"Đại Việt sử kí toàn thư"
(thời Lê).
"Đại Việt sử lược"
xếp Hùng Vương ngang với Trang Vương của triều Chu của Trung Quốc, tức khoảng 696 - 682 Tr.CN. "Đại Việt sử kí toàn thư" thì chép từ Kinh Dương Vương đến hết đời Hùng Vương cuối cùng vào Kỉ Hồng Bàng thị, tổng số là 2.622 năm, từ năm Nhâm Tuất đến năm Quý Mão. Năm Quý Mão được ghi rõ là tương ứng với năm thứ 27 đời Chu Noãn Vương của Trung Quốc, tức năm 258 tcn. Từ đó, có thể tính ra năm Nhâm Tuất là năm 2879 Tr.CN. Cũng từ cách ghi chép của "Đại Việt sử kí toàn thư" mà người ta nói là thời đại Hùng Vương cách chúng ta 4.000 năm. Chúng ta chưa có cứ liệu để biết các sách biên niên sử nói trên đã dựa vào căn cứ nào để ghi chép như vậy.
Hiện ở đình Tây Đang, huyện Ba Vì, Hà Nội, còn bài vị “ Tam Vị Quốc Chúa " thơ` 3 vị vua cuối cùng thuộc thế/chi/nhánh Hùng Vương thứ 18.
Ngày nay, nhiều người cho rằng thời đại Hùng Vương với quan niệm thời gian tồn tại như trên, là tương ứng với thời kì Tiền Đông Sơn và Đông Sơn mà các nhà khảo cổ học đã đưa ra. Thời kì Tiền Đông Sơn, thuộc thời đại đồng thanh (ngành khảo cổ quen gọi là đồng thau), bắt đầu bằng văn hoá Phùng Nguyên, cũng có niên đại cách ngày nay khoảng 4.000 năm. Có thể coi đó là thời kì hình thành cái lõi đầu tiên của người Việt cổ. Nhưng các nhà sử học và khảo cổ học cho rằng chỉ đến thời kì văn hoá Đông Sơn mới có thể nói đến sự hình thành nhà nước. Văn hoá Đông Sơn hiện nay được coi là thuộc thời đại sắt và tồn tại trong khoảng thế kỉ 7 Tr.CN. đến thế kỉ 2 SCN. Vì vậy, nếu coi nước Văn Lang của Hùng Vương như một nhà nước thực sự thì có thể bắt đầu vào khoảng thế kỉ 7 Tr.CN, và điều đó phù hợp với sự ghi chép của sách "Đại Việt sử lược".
No comments:
Post a Comment