Phần VII – Lá thơ
Trước ngày trình diễn văn nghệ Tất Niên, các nhóm văn nghệ được tuyển sau đợt thi lần trước phải tụ họp ở sân xi măng gần chỗ sân khấu sau giờ học để diễn tập một lần nữa. Cũng như trong đợt thi tuyển, khi tới màn múa của lớp tôi, lúc từng cặp đại diện cho từng quốc gia ra chào khán giả, các bạn học sinh đều yêu mến vỗ tay cổ vũ. Tới phiên cặp nước Pháp của tôi và MHo bước ra thì một nhóm con trai ngồi cuối sân bỗng huýt sáo ầm ĩ, hoan hô thật to, có người đứng lên nhảy tưng tưng. Tôi còn nghe tiếng la:
-“Nước Pháp muôn năm!
-“Nước Pháp muôn năm!
Nhìn sơ thì hình như nhóm con trai này không thuộc một trong những nhóm tham gia văn nghệ. Có lẻ họ chỉ là những học sinh còn nán lại ở trường chơi sau giờ học. Kể ra đóng vai nước Pháp cũng có lợi, học trường Pháp nên mọi người đều ủng hộ Pháp là đương nhiên. Sau buổi diễn tập, đám con gái chúng tôi chụm nhau tò mò bàn tán về nhóm con trai lạ ngồi ở cuối sân, không ngờ màn múa của mình có được nhóm khán giả ngưởng mộ đến như vậy, vài đứa suy đoán rằng nhóm đó là các anh học lớp chín...
Vào giờ ra chơi của ngày hôm sau, chúng tôi đang tụm năm tụm ba tán chuyện trong sân xi măng gần lớp học chúng tôi trong dãy nhà cao cẳng, thì nhỏ TL khều cả đám:
-“Ê, tao thấy cái người hôm qua ngồi trong nhóm la um sùm kìa.”
TV thắc mắc hỏi:
-“Mấy người đang chơi đá banh gần sân khấu phải không?”
MC lém lỉnh:
-“Không biết mấy tên này học lớp nào ha?
QQ mơ màng lên tiếng:
-“Mấy người đó học lớp chín.”
Đám con gái nhôn nhao, MH nhìn QQ hỏi:
-“Ủ, sao mày biết mấy anh đó hả?”
MHg nói:
-“Tụi tao cũng nghi mấy ảnh học lớp chín. Mà học lớp chín mấy? Thấy lạ mặt không à.”
QQ chớp mắt trả lời:
-“Lớp chín A nên mình không để ý thôi.”
-“À, thì ra là vậy..”
-“Ê, tao thấy cái người hôm qua ngồi trong nhóm la um sùm kìa.”
TV thắc mắc hỏi:
-“Mấy người đang chơi đá banh gần sân khấu phải không?”
MC lém lỉnh:
-“Không biết mấy tên này học lớp nào ha?
QQ mơ màng lên tiếng:
-“Mấy người đó học lớp chín.”
Đám con gái nhôn nhao, MH nhìn QQ hỏi:
-“Ủ, sao mày biết mấy anh đó hả?”
MHg nói:
-“Tụi tao cũng nghi mấy ảnh học lớp chín. Mà học lớp chín mấy? Thấy lạ mặt không à.”
QQ chớp mắt trả lời:
-“Lớp chín A nên mình không để ý thôi.”
-“À, thì ra là vậy..”
Kể từ hôm đó đám con gái bắt đầu phát hiện sự tồn tại của nhóm con trai lớp chín A, nhóm này vẫn hay lảng vãng chơi đá banh hay chạy xe đạp trong sân xi măng có mái hiên. Thỉnh thoảng trong giờ ra chơi, mấy anh chơi banh hay liệng banh trúng đám chúng tôi, hoặc chạy xe đạp lanh quanh lượn qua lượn lại trước mặt bầy con gái. Cũng chính vì để ý nên dần dần đám con gái phát hiện ra QQ thích một anh trong lớp chín A này. Hèn gì lúc nào nó cũng hay mơ mộng nhìn ra khung cửa sổ lớn ngoài sau lưng, nó cố ý mong chờ anh con trai xuất hiện. Rồi một lần kia, đám con gái phá phách vô tình đọc được quyển nhật ký QQ bỏ quên trên bàn, QQ đã nhiều lần nhắc tới anh C trong nhật ký, anh là người con trai nó ngưỡng mộ. Sau một thời gian dò la, cả bọn tìm ra ai là anh C của nhóm chín A. Thích phê bình là tính tốt ông trời ban cho con gái, cả đám xúm nhau phê bình anh C không ngớt lời:
-“Anh C coi cũng được chứ hả.”
-“Tao thấy mặt ảnh dẹp lép như cái bánh tráng.”
-“Ảnh cũng cao ráo mà.”
-“Tao thì thấy anh này chỉ được thôi, không biết tại sao QQ lại thích ảnh.”
-“Hình như anh C trầm tính mà hiền nữa.”
-“Tướng tá hào hùng, híhí”
-“Nước da ngâm ngâm hợp với QQ nhe.”
-“Nhưng nhóm mấy anh này quậy quá tụi bây ơi.”
Ai khen chê thì mặc kệ, nhỏ QQ cũng không thèm màng tới, nó tỉnh queo mặc cho đám con gái chọc ghẹo. Không biết tôi có tưởng tượng quá hay không chớ tôi nhận thấy cảm tình của nó dành cho anh C rất đậm đà.
-“Anh C coi cũng được chứ hả.”
-“Tao thấy mặt ảnh dẹp lép như cái bánh tráng.”
-“Ảnh cũng cao ráo mà.”
-“Tao thì thấy anh này chỉ được thôi, không biết tại sao QQ lại thích ảnh.”
-“Hình như anh C trầm tính mà hiền nữa.”
-“Tướng tá hào hùng, híhí”
-“Nước da ngâm ngâm hợp với QQ nhe.”
-“Nhưng nhóm mấy anh này quậy quá tụi bây ơi.”
Ai khen chê thì mặc kệ, nhỏ QQ cũng không thèm màng tới, nó tỉnh queo mặc cho đám con gái chọc ghẹo. Không biết tôi có tưởng tượng quá hay không chớ tôi nhận thấy cảm tình của nó dành cho anh C rất đậm đà.
Lễ Tất Niên rồi cũng tới, đội múa chúng tôi cuối cùng có dịp đem ra mắt bài múa “Thiếu nhi thế giới liên hoan” với học sinh toàn trường. Lần này, nhóm học sinh nam lớp chín A cũng la hét, vỗ tay, huýt sáo ầm ĩ như thường lệ khi nhóm múa chúng tôi bước ra sân khấu, các anh ủng hộ mạnh mẽ còn hơn cả đám con trai lớp tôi, đúng là chơi nổi hết sức. Nhờ sự cổ vũ nồng nhiệt của đám khán giả hâm mộ này, màn múa càng được khán giả chú ý nhiều hơn, và nhóm múa chúng tôi đâm ra được biết đến nhiều hơn. Cũng từ đó, học sinh nam lớp chín A trở nên quen thuộc với đám con gái lớp chúng tôi. Một hôm cả lớp đang đứng trong sân đợi xếp hàng chào cờ thì có bạn đưa tôi một phong bì:
-“DT, có người nhờ đưa thơ cho mày nè”
Tôi cầm lá thơ ngạc nhiên hỏi:
-“Cho tao hả? Của ai vậy?”
-“Không biết, có anh lớp chín nhờ đưa cho mày.”
Mấy đứa con gái đứng gần tôi tụm vô tò mò:
-“Ê DT, mở ra coi của ai lẹ lên.”
Đứa này lấn đứa kia. Tôi mở phong thư trắng ra, lá thơ được xếp kiểu lại thành hình vuông xinh xắn. Tôi từ từ mở lá thơ trong khi mấy đứa con gái chụm đầu vô đọc, vài hàng đầu viết “Chào DT, Hôm nay anh muốn viết thơ này ...” Đọc tới đây thì có đứa la lên:
-“Thơ này của anh C lớp chín A viết cho DT.”
-“Đâu, cho tao coi coi. Đúng rồi, ký tên đúng là tên của anh C”
-“Anh C mà QQ thích phải không?”
Tôi liếc vội xuống nhìn chữ ký ở phần cuối lá thơ thì quả thật có ký tên anh C. Theo phản xạ tự nhiên, tôi quay qua nhìn QQ lúc đó đang đứng gần bên tay phải của tôi. QQ nghe nói anh C là chủ nhân của lá thơ thì đôi mắt nó tối sầm lại. Tôi bỗng dưng cảm thấy ái ngại. Tôi đang do dự chưa kịp đọc tiếp thì lá thơ đã bị giật mất trên tay tôi. Nhóm con gái giật lá thơ xong, xúm nhau vô đọc, rồi cười khúc khích. Lá thơ được truyền đi nhanh từ tay người này qua người kia xong biến mất ở cuối hàng. Thật sự tôi muốn đòi lại lá thơ để đọc tiếp nhưng vì mắc cở nên tôi phải im lặng, tôi sợ nếu tôi chạy theo dành lại lá thơ, đám con gái sẽ chọc ghẹo tôi thì quê lắm. Thế là lá thơ biến mất không dấu tích. Về sau, tôi cũng không thấy anh C có hành động gì đặc biệt hay có dấu hiệu gì là ảnh đã viết thơ cho tôi.
-“DT, có người nhờ đưa thơ cho mày nè”
Tôi cầm lá thơ ngạc nhiên hỏi:
-“Cho tao hả? Của ai vậy?”
-“Không biết, có anh lớp chín nhờ đưa cho mày.”
Mấy đứa con gái đứng gần tôi tụm vô tò mò:
-“Ê DT, mở ra coi của ai lẹ lên.”
Đứa này lấn đứa kia. Tôi mở phong thư trắng ra, lá thơ được xếp kiểu lại thành hình vuông xinh xắn. Tôi từ từ mở lá thơ trong khi mấy đứa con gái chụm đầu vô đọc, vài hàng đầu viết “Chào DT, Hôm nay anh muốn viết thơ này ...” Đọc tới đây thì có đứa la lên:
-“Thơ này của anh C lớp chín A viết cho DT.”
-“Đâu, cho tao coi coi. Đúng rồi, ký tên đúng là tên của anh C”
-“Anh C mà QQ thích phải không?”
Tôi liếc vội xuống nhìn chữ ký ở phần cuối lá thơ thì quả thật có ký tên anh C. Theo phản xạ tự nhiên, tôi quay qua nhìn QQ lúc đó đang đứng gần bên tay phải của tôi. QQ nghe nói anh C là chủ nhân của lá thơ thì đôi mắt nó tối sầm lại. Tôi bỗng dưng cảm thấy ái ngại. Tôi đang do dự chưa kịp đọc tiếp thì lá thơ đã bị giật mất trên tay tôi. Nhóm con gái giật lá thơ xong, xúm nhau vô đọc, rồi cười khúc khích. Lá thơ được truyền đi nhanh từ tay người này qua người kia xong biến mất ở cuối hàng. Thật sự tôi muốn đòi lại lá thơ để đọc tiếp nhưng vì mắc cở nên tôi phải im lặng, tôi sợ nếu tôi chạy theo dành lại lá thơ, đám con gái sẽ chọc ghẹo tôi thì quê lắm. Thế là lá thơ biến mất không dấu tích. Về sau, tôi cũng không thấy anh C có hành động gì đặc biệt hay có dấu hiệu gì là ảnh đã viết thơ cho tôi.
Mỗi lần nhớ tới lá thơ ngày ấy, tôi vẫn bị gút mắc trong lòng, không biết trong thơ đã viết những gì. Nếu lá thơ đó là lá thơ thật, chắc người viết thơ sẽ rất buồn khi biết đám con gái quá tinh nghịch, đem thơ của mình ra đọc rồi truyền đi khắp nơi. Tôi cảm thấy thật có lỗi với người gởi thơ. Nhưng lá thơ đó cũng có thể do một đứa nào trong đám con gái đã giả tạo rồi gởi cho tôi để chọc tức QQ. Nếu thời gian có thể quay ngược lại, tôi nhất định sẽ không để cho đám con gái lớp tôi giật mất đi lá thơ dù nó là giả hay thật, hoặc tôi sẽ đem lá thơ đó về nhà đọc một mình.
DTDT
No comments:
Post a Comment